Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt với 10 vị trí huyệt đạo

Chia sẻ bài viết này

Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh từ phương Đông, sử dụng lực vừa đủ để day, ấn lên các vị trí huyệt đạo nhằm đả thông khí huyết, chữa trị bệnh. Dưới đây là 10 vị trí huyệt đạo “bấm là khỏi” khi chữa cảm cúm. Khám phá ngay cùng với Medichoice nhé. 

1. Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt có hiệu quả không? 

Theo Đông y, cảm cúm được gọi là thương phong, nguyên nhân do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí, nên vi khuẩn, vi rút trong không khí thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng kém. Cảm cúm hay còn được gọi là cảm mạo, chia thành 2 thể: cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. 

Thời điểm phát triển mạnh của bệnh trong năm chính là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới, , vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Trong đông y, có nhiều cách chữa cảm cúm như xông hơi, đánh gió,… Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt là một trong những phương pháp đó. Khi bấm huyệt, người bấm huyệt sẽ dùng lực tay vừa đủ, tác động lên các vị trí huyệt đạo, nhằm mục đích đưa tà khí ra ngoài, toát mồ hôi, giải cảm cúm. 

2. Mười vị trí huyệt đạo giúp chữa cảm cúm bằng bấm huyệt

– Huyệt nghinh hương

Huyệt nghinh hương có vị trí nằm tại chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi ở mép. Bạn dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ day ấn đồng thời hai huyệt nghinh hương trong một phút. Cần day, bấm huyệt sao cho có cảm giác căng tức cả 2 cánh mũi và gò má. 

– Huyệt phong trì 

Huyệt phong trì có vị trí chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài có khối cơ nổi sau cổ, khi bấm huyệt có cảm giác tức nặng. Để bấm huyệt này, úp hai lòng bàn tay ra sau gáy lần lượt qua lại từ chẩm đến hết cổ gáy cho tới khi ấm nóng. Mục đích day, bấm huyệt này nhằm mục đích khu phong tán hàn. Sau đó dùng 2 ngón tay cái day ấn đồng thời cả 2 huyệt phong trì với lục tương đối đến khi bệnh nhân có cảm giác căng tức cả vùng gáy và nửa sau đầu là được. 

– Huyệt ấn đường 

Huyệt ấn đường nằm ở giữa trán. Bạn dùng cả bàn tay, chụm giữa trán, rồi miết tỏa hai bên thái dương sát lông mày và chân tóc trước trán rồi ngược lại. Động tác này thực hiện 10 – 20 lần liên tục. 

– Miết dọc sống mũi từ huyệt toản trúc

Huyệt toản trúc là huyệt ở đầu cung lông mày. Để bệnh nhân ngồi ngay ngắn, xoa hai tay bấm huyệt cho ấm, dùng 2 ngón trỏ miết nhẹ từ huyệt toản trúc xuống cánh mũi. Thực hiện lặp lại 20-30 lần liên tục với mục đích tăng lượng nhiệt cho cánh mũi, giúp lưu thông khí huyết, kích thích niêm mạc mũi tiết dịch bảo vệ cửa sổ hô hấp của cơ thể. 

– Huyệt thái dương 

Huyệt thái dương cách đuôi mắt khoảng một thốn. Bạn cần dùng ngón tay giữa, day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến nặng trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức.

– Huyệt bách hội 

Vị trí của huyệt bách hội nằm ở điểm giao nhau của đường chính giữa cơ thể và đường nối điểm cao nhất của hai vành tai. Bạn cần dùng ngón tay trỏ day nhẹ nhàng huyệt bách hội với lực thấm từ sâu, trong thời gian từ 1- 3 phút. Khi bấm huyệt này, giúp người bệnh tăng phần dương khí tán hàn, hoạt huyết khu phong trị đau đầu rất tốt, từ đó giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm. 

– Huyệt khúc trì 

Huyệt khúc trì được xác định bằng cách gập cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu để xác định vị trí huyệt rồi đặt tay lại cho cẳng tay vuông góc với cánh tay để day bấm. Để bấm huyệt, bạn dùng ngón tay nhỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt khúc trì với một lực tương đối. Thời gian thực hiện khoảng 1 phút, đến khi người bệnh có cảm giác căng tức lan xuống bàn tay.

– Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc có vị trí tại chỗ lõm giữa hai xương ngón tay cái và ngón trỏ, dùng ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay ngón trỏ tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức nhất và lan sang ngón tay cái thì đó là vị trí của huyệt. Bạn cần dùng ngón tay cái day ấn huyệt hợp cốc của từng bên, mỗi bên thực hiện 1-2 phút. Thực hiện day, bấm huyệt này cho đến khi căng tức lan sang ngón tay út. 

–  Huyệt thận du và mệnh môn

Vị trí huyệt thận du và mệnh môn được xác định bằng cách gióng ngang xương sườn cụt ra sau, dưới gai sống thắt lưng, đo ngang 1,5 thốn, ở giữa là huyệt mệnh môn. Để thực hiện bấm huyệt, cho người bệnh ngồi ngay ngắn, úp hai lòng bàn tay vào huyệt thận du và mệnh môn. Thực hiện đến khi thắt lưng ấm nóng lên là được. 

– Huyệt thái xung

Huyệt thái xung có vị trí sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Bạn cần dùng ngón tay trỏ hay giữa day nhiều lần nhiều thái xung đạt tới căng tức. Khi bấm huyệt này, người bệnh sẽ được thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu viêm, chữa cảm cúm rất tốt. 

Chữa cảm cúm bằng bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, an toàn đã được kiểm nghiệm từ nghìn đời nay. Với những chia sẻ trên, Medichoice hy vọng bạn có thêm kiến thức để chữa bệnh phù hợp. Theo dõi Medichoice để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị mỗi ngày.


Bài viết cùng chủ đề

Tất tần tật các phương pháp chữa cảm cúm bằng đông y

Tổng hợp 7 dược liệu “cây nhà lá vườn” sử dụng chữa cảm cúm bằng thuốc nam

Chữa cảm cúm bằng xông hơi vừa rẻ mà lại hiệu quả

Chữa trị cảm cúm bằng tinh dầu tràm vừa nhanh lại hiệu quả

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.