Trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời thường hay bị ốm vặt. Và một trong những nguyên do chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do sức đề kháng yếu. Vậy, dấu hiệu nào cho thấy bé có sức đề kháng kém? Làm thế nào để bảo vệ và nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé được tốt nhất? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Mục lục
Các dấu hiệu cho thấy bé có sức đề kháng kém
Sức đề kháng được mệnh danh là “lá chắn” giúp bảo vệ các tác nhân gây hại tới cơ thể con người. Đặc biệt, với cơ thể còn non nớt trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Đây cũng chính là lý do trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như ho sốt, cảm cúm, viêm họng,….
Dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu bao gồm:
Trẻ hay bị ốm vặt là dấu hiệu cho thấy có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, khi sức đề kháng bị suy giảm, trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết, lao,…
Trẻ chán ăn, biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn ở bé. Đứa trẻ nào cũng có món ăn yêu thích và trẻ cần bữa ăn cân bằng dinh dưỡng để lấy năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể. Bé có sức đề kháng kém thường mệt mỏi, dễ bị ốm và không muốn ăn uống.
Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi xem trẻ có vấn đề gì, cần điều trị như thế nào.
Trẻ tiêu hóa kém
Bên cạnh dấu hiệu chán ăn, bé có sức đề kháng kém còn tiêu hóa và hấp thức ăn rất yếu. Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống,… là những biểu hiện mà bé hay gặp phải. Tình trạng này kéo dài khiến bé bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển.
Trẻ có khả năng chịu đựng kém
Trẻ không có năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động vui chơi, trẻ trông đờ đẫn,… là những biểu hiện mà bé sẽ gặp phải. Đây cũng là những dấu hiệu mà bé có sức đề kháng kém mà bố mẹ cần quan tâm.
Vết thương của trẻ lâu lành
Thời gian lành vết thương cũng phản ánh tình trạng bé có sức đề kháng kém. Các bậc phụ huynh cần chú ý về thời gian lành vết thương để theo dõi liệu bé có đang gặp phải tình trạng rối loạn sức đề kháng hay không.
Trẻ bị mất nước
Nước chiếm tới 65% thể trọng cơ thể người lớn và 75% đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ có dấu hiệu của việc mất nước hoặc không uống đủ nước có thể là biểu hiện của việc sức đề kháng kém. Cha mẹ có thể lưu ý một vài dấu hiệu khi trẻ bị mất nước như da khô, niêm mạc môi, lưỡi khô, trẻ khát nước, đòi uống liên tục, tiểu ít hoặc khi khóc không có nước mắt.
Trẻ thèm đường
Bé có sức đề kháng kém có thể có biểu hiện thèm đường, thèm ăn đồ ngọt. Cha mẹ càng cho bé ăn nhiều thì sức đề kháng càng suy yếu thêm. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Phải làm thế nào khi bé có sức đề kháng kém?
Bé có sức đề kháng kém là tình trạng cảnh báo những nguy hại về sức khỏe. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Hãy cùng tham khảo những biện pháp giúp nâng cao và bảo vệ sức đề kháng dưới đây nhé!
Thiết lập chế độ ăn khoa học
Nguyên tắc vàng giúp tăng sức đề kháng của trẻ là cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học. Cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ quả như cà rốt, cam, dâu tây,…
Các chất dinh dưỡng từ thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu và interferon – kháng thể bao phủ bề mặt tế bào. Chúng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Lưu ý đến sức khỏe đường ruột
Các thực phẩm chứa probiotics rất cần thiết cho sức khỏe của đường ruột. Đây là vi khuẩn tốt trong đường ruột và giúp đẩy lùi những tổn hại từ các vi khuẩn xấu. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, các vi khuẩn tốt có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua hệ miễn dịch niêm mạc ruột.
Cha mẹ nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé các sản phẩm như bơ, sữa chua,… để gia tăng sức khỏe đường ruột.
Vận động thường xuyên
Trẻ nhỏ rất cần vận động bởi chúng đem đến sự phát triển tích cực cho thể chất và tinh thần. Cha mẹ hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động vận động như đá bóng, chạy nhảy,… thay vì dán mắt vào điện thoại, ti vi…
Vận động thường xuyên và đúng cách có thể đem đến các tác dụng sau:
- Kích thích cơ thể sản xuất chất chống viêm tự nhiên
- Loại bỏ các vi khuẩn trong hệ hô hấp, giảm nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm
- Tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn, hỗ trợ phát hiện và chống lại bệnh tật
- Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xấu
- Hạn chế giải phóng các hormone căng thẳng
Mỗi ngày cha mẹ hãy cùng bé vận động cơ thể trong khoảng 30 phút để cảm nhận sự thay đổi tích cực của cơ thể nhé.
Uống đủ nước
Mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng chất, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, cha mẹ cần chú ý nhắc nhở bé uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp các loại nước trái cây, sữa để gia tăng dinh dưỡng cho cơ thể của bé.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh học châu Âu 2012 của Plugers, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ không ngủ đủ giấc, ngủ không sâu có thể ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
Cha mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen ngủ như sau:
- Duy trì một thời gian biểu ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày
- Duy trì những thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, hát ru…
- Không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Bé cần được tiêm vắc xin phòng chống bệnh tật theo đúng khung chương trình tiêm chủng quốc gia. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý về lịch tiêm chủng của bé. Đừng quên, theo dõi phản ứng cơ thể trước và sau khi tiêm vắc xin để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn ô nhiễm
Khói thuốc, bụi bẩn chứa đến 4.000 độc tố và chúng có thể gây kích ứng, tiêu diệt các tế bào của cơ thể. Bé có sức đề kháng kém khi sống trong môi trường như vậy có thể bị ảnh hưởng đến trí thông minh, khả năng phát triển hoặc mắc các bệnh liên quan đến phế quản, hen suyễn, thậm chí là tử vong.
Cha mẹ hãy lưu ý đến vấn đề môi trường và bỏ hút thuốc để đảm bảo bé được phát triển toàn diện nhất.
Giữ vệ sinh cá nhân
Việc vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vệ sinh tay và răng miệng) sẽ giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Do đó, tắm rửa thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những thói quen cần thiết mà cha mẹ cần rèn luyện cho bé.
Sử dụng Guardimmu – thực phẩm bảo vệ sức khỏe lý tưởng dành cho bé
Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch Guardimmu là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe đã và đang được nhiều người tin dùng. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần quý hiếm và tinh túy gồm hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, trần bì, ô mai,… Sản phẩm được đánh giá là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, hắt hơi và giúp tăng đề kháng.
Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng tuyệt vời cho những người có cửa sổ miễn dịch yếu (trẻ em, người già, người mắc các bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…). Đặc biệt, Guardimmu còn đặc trị và làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm do cảm, cúm, viêm đường hô hấp,…
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.