Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Chia sẻ bài viết này

Nhiễm virus, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, …đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi. Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu, khó thở nên quấy khóc, bỏ bú, không chịu nằm yên. Vậy làm sao để nhận biết và xử trí đúng khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết “cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh” dưới đây.

1, Vì sao trẻ sơ sinh nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường không biểu hiện rõ ràng nên rất khó để ba mẹ phát hiện sớm.

trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Những nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi:

  • Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Không chỉ thời tiết lạnh mà ngay cả trong thời tiết nóng bức, trẻ cũng có nguy cơ bị cảm lạnh. Trường hợp, bé chơi đùa ra nhiều mồ hôi và nằm trong phòng điều hòa cũng có thể dẫn tới cảm lạnh với dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi, hay sốt nhẹ.
  • Cảm cúm: Bé không may bị cảm cúm sẽ bị ngạt mũi, kèm theo tình trạng sốt nhẹ, đau họng và chán ăn. 
  • Dị ứng: Khi dị ứng với một số yếu tố như phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, bé cũng có thể bị ngạt mũi. 
  • Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nhiều trường hợp bé sơ sinh ngay khi về nhà đã có biểu hiện ngạt mũi. 
  • Dị vật trong mũi: Khi vui đùa, bé có thể vô tình cho vật lạ, nhỏ vào mũi mà bố mẹ không hề hay biết. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé rất dễ bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi rất nguy hiểm.

Ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu tăng dẫn đến tăng lưu lượng máu đến mũi. Ban ngày trẻ thường mài chơi và luôn tư thế vận động nên các chất tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng khi đêm đến, nhất là thời gian đi ngủ các chất tiết ứ đọng khó thoát nên khiến trẻ dễ nghẹt mũi khi ngủ.

Ngoài ra khi bị phù nề do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng, lỗ mũi của trẻ nhỏ tương đối hẹp nên cũng sẽ dễ bị nghẹt tắc hơn trẻ lớn.

2, Làm thế nào để nhận biết bé đang bị ngạt mũi?

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ sẽ có một vài triệu chứng khác như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ngáy ngủ, thở khò khè. Một số trẻ sẽ không kèm biểu hiện chảy nước mũi và 1 số trẻ có thể kèm thêm sốt do nghẹt mũi do nhiễm trùng đường hô hấp 

Trẻ bình thường sẽ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không phát ra tiếng thở lớn và miệng khép lại. Trường hợp mũi bị tắc, trẻ thở khó, phát ra tiếng thở mạnh.  Muốn biết mũi có bị nghẹt không, ta có thể bịt một bên mũi và đặt mu bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm nhận được luồng gió đi qua.

trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Ngoài ra, để phát hiện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ có thể để ý khi cho bé bú thấy ở  trẻ bú khó, bú không được dài hơi như trước. Do khi bú trẻ không thở được bằng miệng nên bú một lúc phải dừng, há miệng thở để lấy thêm oxy rồi mới tiếp tục. 

Nghẹt mũi có thể khiến bé không ngủ được, quấy khóc, khó bú, từ đó tăng nhạy cảm với các yếu tố kích thích, mệt mỏi, sặc sữa, sặc thức ăn, …Do đó, ba  mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo, xử trí sớm các dấu hiệu chớm nghẹt mũi, ho của con, tránh để trẻ gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn.

3, Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả

Một số loại thuốc trị nghẹt mũi không kê đơn được nhiều ba mẹ lựa chọn vì mua dễ dàng tại các hiệu thuốc và được quảng cáo rầm rộ. Các loại thuốc trên có thể giúp bé giảm ngay triệu chứng nghẹt mũi tức thì, tuy nhiên ba mẹ cũng cần hết sức lưu ý các tác dụng phụ đi kèm không mong muốn của thuốc như:  buồn ngủ và bị khô niêm mạc mắt, mũi, miệng. 

Một số ba mẹ khác lựa chọn cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian, khá hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, các ba mẹ có thể tham khảo các cách thức sau: 

Vệ sinh mũi bé bằng nước muối

Nước muối sinh lý là một trong những liệu pháp an toàn và thường được sử dụng để vệ sinh mũi cho trẻ bị nghẹt mũi khó thở. Cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối như sau:

  • Để trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau 
  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.

Lưu ý: nước muối sinh lý cũng có khả năng gây khô niêm mạc mũi, vì thế ba mẹ không nên sử dụng liều lượng quá nhiều cũng không nên sử dụng hơn 4 ngày liên tiếp. 

Hút mũi

Trẻ dưới 24 tháng tuổi thường chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài, với trẻ bị nghẹt mũi, kèm sổ mũi mẹ có thể hút mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi chuyên dụng như bóng hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng.

Cách hút mũi: Đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải, hơi nghiêng đầu qua 1 bên 

Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé giúp làm ẩm mũi cũng như dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hút.

Dùng dụng cụ hút mũi để hút hết phần dịch nhầy trong 2 ống mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé. 

Xông hơi

Xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả. Hơi nước ấm có khả năng giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không để trẻ chạm trực tiếp vào nước vì sẽ bị bỏng. Xông hơi vừa giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khó thở, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã hình thành trong mũi.

Mở máy cấp ẩm trong phòng

Trong mùa khô, hoặc khi sử dụng điều hòa nên sử dụng máy tạo ẩm không khí . Đây là biện pháp có thể khiến các bé gặp vấn đề hô hấp cảm thấy thoải mái, bớt đau rát hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Mẹ nên đặt máy giữ ẩm không khí với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ. Để phòng tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, mẹ nên thay nước ở trong máy mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.

Mát xa mũi

Mẹ có thể nhẹ nhàng thoa lên sống mũi, gò má và xung quanh đầu. Sự tiếp xúc của mẹ với bé có thể nhẹ nhàng nếu bé bị nghẹt mũi và quấy khóc.

Các cách chữa nghẹt mũi cho bé khác

Bên cạnh các biện pháp kể trên, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa ngạt mũi cho bé khác như:

  • Đặt bé nằm cao đầu của khi ngủ có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang giúp giảm nghẹt mũi. 
  • Cho trẻ bú nhiều giúp làm giảm nghẹt mũi và loãng chất nhầy.
  • Giữ ấm cho trẻ: Luôn luôn giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là khi trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh, hoặc về đêm khi nhiệt độ giảm xuống đột ngột.
  • Chườm nóng: Chườm nóng bằng khăn ẩm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẽn xoang cũng như cảm giác nặng ở mũi và mặt. (lưu ý là khăn ẩm không nên quá nóng sẽ gây bỏng da).

Những điều cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

  • Không hút mũi cho trẻ bằng miệng: có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút lây sang trẻ
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc co mạch, thuốc kháng sinh

Điều trị y tế

Nếu tình trạng nghẹt mũi của trẻ nghiêm trọng, khó thở. Trẻ cần can thiệp các biện pháp hỗ trợ thở, kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị y tế khác. Các bác sĩ có thể sử dụng biện pháp chụp chiếu để chẩn đoán vấn đề.

Các yếu tố nguy cơ

Trẻ sơ sinh sống ở vùng khí hậu khô hoặc vùng có độ cao có nhiều khả năng bị nghẹt mũi hơn và những trẻ:

  • Tiếp xúc với các chất kích thích, như khói thuốc lá, bụi hoặc nước hoa
  • Trẻ sinh bằng phương pháp sinh mổ
  • Trẻ sinh bởi những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường
  • Trẻ sinh bởi những mẹ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
  • Những trẻ sinh ra được chẩn đoán hội chứng Down

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu bé của bạn có những dấu hiệu sau bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc của đội ngũ y tế:

  • Trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn mửa, sốt, đặc biệt nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, rên rỉ sau mỗi lần thở
  • Trẻ thở khó khăn hoặc thở gấp mỗi khi cho bú
  • Trẻ xanh xao, da xanh tái đặc biệt xung quanh môi và móng tay

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến. Một số yếu tố môi trường hoặc các tác nhân khác gây ra nghẹt mũi. Bạn có thể điều trị triệu chứng này ở nhà. Nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé bị mất nước hoặc khó thở.

Biên tập thuocchon.vn


Nguồn tham khảo

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-nao-khi-tre-so-sinh-bi-nghet-mui/

How to Treat Nasal and Chest Congestion in a Newborn
https://www.healthline.com/health/newborn-congestion

Thuocchon.vn có các hướng dẫn tìm nguồn tham khảo nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu tham khảo cấp ba. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chúng tôi đảm bảo nội dung của mình là chính xác và cập nhật bằng cách đọc chính sách biên tập của chúng tôi.

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.