Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là trong giai đoạn bạn đang bị bệnh. Vậy, khi bạn bị viêm họng cấp nên ăn gì kiêng gì? Những thực phẩm nào nên cần bổ sung, những thực phẩm nào cần hạn chế? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Mục lục
Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm họng cấp tính
Bệnh viêm họng là dạng bệnh lý liên quan đến vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng gây ra các cơn đau rát tại vùng cổ họng, cảm giác vướng nghẹn khi nuốt,… Ngoài ra, một vài triệu chứng khác như ho, sốt… cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Viêm họng cấp tính có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài hoặc có những biểu hiện trở nặng thì bạn cần thăm khám tại các đơn vị y khoa.
Việc chăm sóc tại nhà có vai trò quan trọng với các bệnh nhân bị viêm họng cấp tính. Trong đó, cần lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh. Một vài nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm họng bao gồm:
- Duy trì chế độ ăn phù hợp với cơ thể, ăn đủ 3 bữa/ngày, tránh bỏ bữa. Việc ăn uống thiếu điều độ có thể làm giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây suy nhược.
- Người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thói quen này giúp người bệnh bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể trong giai đoạn bệnh.
- Cần bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Việc này giúp khắc phục tình trạng khô họng, giảm sốt. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
- Ưu tiên các dạng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch (trứng, sữa, trái cây,…) ‘
- Hạn chế thực phẩm và thức uống dễ gây kích ứng niêm mạc họng (đồ cứng, đồ lạnh, đồ cay nóng,…)
Bị viêm họng cấp nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Dưới đây là 8 nhóm thực phẩm mà người bị viêm họng cấp tính nên ăn và nên kiêng trong giai đoạn bị bệnh.
Nhóm thực phẩm người bệnh bị viêm họng cần bổ sung
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Người mắc viêm họng phần lớn là do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm đau rát, mát gan bổ thận.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Rau xanh, trái cây (cam, quýt, bưởi,…), sữa chua,…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng có chức năng hỗ trợ tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, kẽm còn giúp nâng cao khả năng kháng virus. Có thể đánh giá rằng, kẽm đặc biệt quan trọng với cả trẻ nhỏ và người lớn, đặc biệt trong giai đoạn bị bệnh.
Việc bổ sung đủ kẽm sẽ giúp cơ thể cải thiện nhanh các triệu chứng viêm họng và ngăn ngừa, phòng chống các bệnh lý khác. Các thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh nên bổ sung gồm: Tôm, cua, ốc, rau chân vịt, củ cải trắng, nước cốt dừa,…
Thực phẩm mềm, dễ nuốt
Người bệnh bị đau họng nên luôn có cảm giác khó chịu khi nuốt. Do đó, để tránh kích thích cổ họng, không gây ma sát với thành họng, người bệnh nên sử dụng các loại món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo,… Những món ăn này đều giàu dinh dưỡng, có hàm lượng chất xơ cao vừa giúp giảm đau họng lại hỗ trợ điều trị rất tốt.
Thực phẩm trơn, mát
Cổ họng của người bệnh luôn có cảm giác nóng rát, sưng viêm. Do vậy, để làm giảm triệu chứng này cũng như làm thanh mát cổ họng, bạn nên sử dụng các món canh như canh bầu bí, canh rau đay, mướp,… vì đây là những món ăn dễ ăn, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi nuốt thức ăn.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nhiều món ăn luộc như rau củ luộc. Những món này mềm, dễ nhai, dễ nuốt và vẫn cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất.
Nhóm thực phẩm người bệnh cần hạn chế
Một vài loại thực phẩm mà người bệnh bị viêm họng cấp tính cần tránh bao gồm:
Đồ uống, thực phẩm lạnh
Người bệnh viêm họng cấp tính không nên sử dụng các loại đồ uống, thực phẩm lạnh (đặc biệt là ngước ngọt, kem…). Để bảo vệ cổ họng, người bệnh nên sử dụng nước ấm, nước khoáng thông thường.
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay nóng làm kích thích phần niêm mạc họng, gây nóng trong và làm các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, nếu đang bị bệnh viêm họng, bạn cần tránh xa nhóm thực phẩm này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, gà rán…
Đồ ăn khô, cứng
Những loại đồ ăn khô cứng khó nuốt và làm tổn thương đến phần vòm họng. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng nhóm đồ ăn khô cứng (xiên que, đồ nướng, hạt hướng dương, hạt óc chó,…)
Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như rượu, bia, cafe đều mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, với người bị viêm họng, chúng làm cổ họng sưng và viêm nhiễm nặng hơn.
Các biện pháp phòng tránh đau họng
Bên cạnh việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý đến một vài vấn đề sau để phòng tránh bệnh viêm họng.
- Làm sạch tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi hoặc đi từ khu vực công cộng về.
- Không dùng chung thức ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân khác
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở, giường ngủ và các bề mặt mà tay thường xuyên tiếp xúc như điện thoại, bàn phím vi tính,…
- Tránh tiếp xúc thân mật với người đang bị bệnh
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng đau họng, viêm họng. Tuy nhiên nếu tình trạng đau họng kéo dài bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có diễn biến nặng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Guardimmu. Sản phẩm giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, ho và hỗ trợ bảo vệ, nâng cao hệ miễn dịch. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Tổng hợp thuocchon.vn
Là một người đam mê viết lách, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với vai trò là Biên tập viên tại thuocchon.vn, tôi muốn chia sẻ đến cộng đồng một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bạn bè người thân mà tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và tích lũy được. Hy vọng những kiến thức tôi mang lại sẽ góp một phần nào đó giúp ích cho cộng đồng.