Đại dịch Covid 19 vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, nhưng cũng giúp ta nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ từ bệnh dịch, đặc biệt là ý thức nâng cao hệ miễn dịch bởi đây là “lá chắn’ tốt nhất giúp cơ thể chống lại sự xâm lấn của virus, vi sinh vật có hại gây bệnh
Dù hiện nay, tình dịch hình bệnh đã lắng xuống. Tuy nhiên, nguy cơ của dịch bệnh vẫn chưa hết, không chỉ có dịch Covid, bệnh cúm mùa, bệnh ….cũng nguy hiểm không kém. Để bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với nguồn lây thì nâng cao sức đề kháng luôn là cách thức cần thiết và hữu hiệu nhất. Tùy vào từng loại đối tượng, chúng ta có những biện pháp cụ thể để duy trì và nâng cao sức khỏe của mình và những người thân xung quanh
1, Đối với người cao tuổi
Người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật kém kèm theo đó là 1 số bệnh tuổi già như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, tim mạch, bệnh phổi mãn tính, bệnh ung thư… là những đối tượng dễ mắc một số bệnh dịch, bệnh theo mùa và bệnh dễ chuyển biến nặng dẫn đến khả năng tử vong rất cao.
Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh nền mạn tính. Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Từ đó, nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong của nhóm đối tượng này khá cao. Đây là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, bản thân người cao tuổi và gia đình cần có những cách thức quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2, Đối tượng trẻ em
Cùng với người cao tuổi, trẻ em cũng là đối tượng cần được quan tâm, ưu tiên chăm sóc đặc biệt để ứng phó với những nguy cơ bệnh dịch. Bởi trẻ em sức đề kháng cũng còn kém, chậm thích nghi với việc thay đổi quá nhanh của môi trường bên ngoài nên cũng cần quan tâm chăm sóc để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Đặc biệt lưu ý: những trẻ có các bệnh sau đây có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng: bệnh béo phì, có tình trạng phức tạp về mặt y tế, rối loạn di truyền nghiêm trọng, rối loạn thần kinh nghiêm trọng, rối loạn chuyển hóa di truyền, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, bệnh hen suyễn và bệnh phổi mãn tính khác cũng như tình trạng ức chế miễn dịch do căn bệnh ác tính hoặc thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.
3, Đối tượng phụ nữ mang thai
Quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể của bạn. Những thay đổi về nồng độ hormone và hệ miễn dịch làm cho bạn dễ mắc bệnh hơn và bệnh dễ biến chứng nặng hơn. Mang thai và chuyển dạ là một quãng thời gian đặc biệt dễ phơi nhiễm (cửa sổ miễn dịch yếu) cho cả bạn và đứa con trong bụng.
Các loại bệnh lý và thuốc men điều trị, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, rất dễ ảnh hưởng sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi, có thể gây ra dị tật bẩm sinh, quái thai, sẩy thai, sinh non… Các mẹ không thể tránh hết tất cả các nguồn lây bệnh khi mang thai. Nhưng có thể tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc cũng như giảm triệu chứng của một số bệnh, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng cho cả mẹ và bé.
4, Những người có bệnh lý nền
Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có tình trạng sau đây được xem là những người đang mắc những bệnh lý nền nghiêm trọng và sẽ có nguy cơ cao hơn về khả năng mắc bệnh dịch, bệnh theo mùa
- Ung thư
- Bệnh thận mãn tính
- COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
- Hội Chứng Down
- Bệnh tim như suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim
- Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch suy yếu) từ ghép tạng thể rắn
- Béo phì (chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 30 kg/m2 trở lên nhưng < 40kg/m2)
- Béo phì nghiêm trọng (BMI ≥ 40 kg/m2)
- Thai kỳ
- Bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
- Hút thuốc
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh hen suyễn (từ vừa đến nghiêm trọng)
- Bệnh mạch máu não (ảnh hưởng đến mạch máu và việc cấp máu cho não)
- Bệnh xơ nang
- Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao
- Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch suy yếu) từ ghép máu hoặc tủy xương, suy giảm miễn dịch, HIV, sử dụng corticosteroid hoặc sử dụng các loại thuốc làm suy yếu miễn dịch khác
- Bệnh thần kinh, chẳng hạn như mất trí nhớ
- Bệnh gan
- Thừa cân (BMI > 25 kg/m2, nhưng < 30 kg/m2)
- Xơ phổi (có các mô phổi bị tổn thương hoặc bị sẹo)
- Bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)
- Bệnh tiểu đường tuýp 1
5, Đối tượng thanh, thiếu niên
Đối với nhóm thanh thiếu niên, là nhóm đối tượng có sức khỏe tốt, có khả năng chống lại bệnh tật tốt. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ có thói quen và hành vi không tốt như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, thức khuya, tình trạng căng thẳng (stress) do công việc hoặc trong quan hệ tình cảm… là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cần quan tâm để khắc phục những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sức đề kháng.
6, Các đối tượng khác
Bên cạnh đó các đối tượng khác như : những người làm việc ở cường độ cao: tăng ca, vận động viên, những người thường phải thay đổi môi trường sống: Đi công tác, chuyển nơi ở, .. Người làm việc trong môi trường độc hại: bệnh viện, …Hay bất cứ người khỏe mạnh bình thường nào cũng hoàn toàn có khả năng nhiễm 1 số bệnh dịch, và bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi. Chính vì vậy việc có ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh chính là việc làm cần thiết của mọi người.
7, Những lưu ý về cách thức giữ gìn, chăm sóc sức khỏe chung cho mọi người
-Bảo đảm vệ sinh cá nhân tốt thông qua việc rửa tay sạch sẽ thường xuyên dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây với xà phòng hoặc sử dụng dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn trên 60oC, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hay sổ mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, khi chăm sóc trẻ em, sau khi chăm sóc người bệnh, sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật., ….
Rửa tay sạch sẽ không những giúp phòng ngừa Covid-19, Cúm mà còn hữu ích trong phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng, các bệnh lý đường tiêu hóa… Ngoài ra, cần sử dụng khẩu trang khi ra đường và nơi đông người để ngăn khói, bụi, nắng nóng và các bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp.
-Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện ăn chín, uống chín; hạn chế ăn uống vỉa hè, những nơi không đạt vệ sinh; không tiếp xúc, vận chuyển, ăn thịt động vật hoang dã.
-Bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ gìn không gian nhà ở, nơi làm việc thật sạch sẽ bằng việc lau chùi. dọn dẹp thường xuyên, đặc biệt đối với những đồ vật bạn hay tiếp xúc trực tiếp. Giữ nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.
-Bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, cân đối giữa các nhóm chất đạm, tinh bột và rau củ quả. Các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ thành phần các chất như chất đạm, đường, chất béo. Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; sắt; kẽm, Mg, Mn… là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đối với người cao tuổi, đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày. Đối với trẻ em, cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Bảo đảm có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt thông qua việc tăng cường luyện tập thể dục hoặc chơi thể thao… Để có sức khỏe tinh thần tốt, cần sống lạc quan, tích cực như tìm cách loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi thông qua việc luôn luôn giữ nụ cười trên môi và không bao giờ để cho bất kỳ điều gì làm ta buồn bực; sẵn sàng đối mặt với những căng thẳng và mệt mỏi, khó khăn trong cuộc sống với một tinh thần đầy quyết tâm và mạnh mẽ, nhưng với hành động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, bởi đó là một tất yếu của cuộc sống. Ngoài ra, cần phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh làm việc quá sức, tạo áp lực đè nặng lên thần kinh gây ra stress. Cố gắng thư giãn mỗi ngày.
- Thực hiện lối sống lành mạnh; uống nước đầy đủ , uống trà xanh là một thói quen tốt, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn. Ngủ đủ giấc.
- Không hút thuốc lá, rượu bia có thể gây ra rất nhiều các loại bệnh, như viêm phổi, xơ gan, ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư thận và nhiều di chứng khác.
- Tiêm ngừa phòng bệnh các loại bệnh lý đã có vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các loại vaccine dịch vụ.
- Phát hiện và điều trị sớm các loại bệnh lý, tránh kéo dài, biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí sinh mạng.
- Sử dụng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, Vitamin tổng hợp, Guardimmu – mạnh miễn dịch, giảm đờm ho
- Bên cạnh việc thực hiện tốt phương châm: “Chủ động ngăn chặn – Phát hiện sớm – Cách ly kịp thời – Khoanh vùng gọn – Dập dịch triệt để – Điều trị khỏi bệnh” thì việc bảo đảm sức khỏe, tăng sức đề kháng là những giải pháp vô cùng quan trọng.
Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.