Giai đoạn trẻ bị ho sổ mũi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vệ sinh nếu không thực hiện đúng cách có thể khiến bé ốm dai dẳng và trở nặng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem “Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?” nhé!
Mục lục
Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng “ Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?”. Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa nhi khẳng định rằng, các bé nên được tắm rửa sạch sẽ ngay cả khi bị ho sổ mũi. Việc tắm rửa sẽ giúp loại bỏ mọi bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn trên cơ thể của bé. Lúc này, bé sẽ được sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng và giúp phòng tránh được các bệnh về da liễu.
Việc kiêng không tắm khi bé bị ho sổ mũi là một quan điểm sai lầm. Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bụi bẩn, mồ hôi luôn ứ đọng trên da của bé. Về lâu về dài, chúng tạo một môi trường lý tưởng để các vi khuẩn, virus có hại tấn công và để lại các triệu chứng như ngứa ngáy, dị ứng, phát ban,… trên da của bé. Đặc biệt, khi các triệu chứng này trở nặng, bé bị ngứa ngáy và đưa tay lên gãi có thể gây nguy cơ làm viêm nhiễm cho vùng da bị thương.
Tuy nhiên, khi trẻ nhỏ không được khỏe nhất là trong giai đoạn trẻ bị ho sổ mũi thì việc tắm cho bé cần được thực hiện cẩn thận hơn nhằm tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng thêm.
Hướng dẫn cách tắm đúng cách cho trẻ bị ho sổ mũi
Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm hay không? Nếu cha mẹ nắm vững các bước tắm cho bé thì việc tắm rửa sạch sẽ còn hỗ trợ bé mau khỏi bệnh. Cha mẹ có thể tham khảo cách tắm đúng cách cho trẻ bị ho sổ mũi như sau:
Trước khi tắm
Trước khi tắm cho con, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như sữa tắm, khăn tắm, khăn lau,… Điều này giúp tránh được việc luống cuống tìm đồ cho bé và khiến bị nhiễm lạnh.
Cha mẹ nên đo nhiệt độ nước tắm cho bé. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng và phù hợp với cơ thể bé là từ 33 đến 35 độ C. Nếu gia đình lò sưởi tại phòng tắm, hãy bật trước khoảng 10 phút để khi bé vào sẽ không bị sốc nhiệt. Nếu gia đình không có lò sưởi, có thể áp dụng cách xả nước nóng lên sàn để làm tăng nhiệt độ của phòng tắm.
Trong quá trình tắm
Cha mẹ đưa bé vào phòng tắm và đóng kín cửa. Lúc này mới bắt đầu thay quần áo cho bé. Bạn nên tắm cho bé theo trình từ từ trên xuống. Cha mẹ làm sạch mặt mũi, tay chân rồi mới đến phần thân của bé.
Ngoài ra, trong quá trình tắm, bạn cần lưu ý tuyệt đối không để nước hay xà phòng rơi vào mắt hay tai của bé. Bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho bé để đảm bảo độ dịu nhẹ với làn da của con.
Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, sau khi tắm xà phòng cần tráng lại người với nước ấm. Đặc biệt, khi trẻ bị ho sổ mũi thì cần thao tác tắm thật nhanh. Thời gian tối đa chỉ nên từ 5 đến 10 phút. Cha mẹ kéo dài thời gian có thể khiến bị bị nhiễm lạnh và lâu khỏi ốm hơn.
Sau khi tắm xong
Sau khi tắm xong và đưa bé ra khỏi chậu tắm, cha mẹ cần lấy khăn bông mềm và lau khô người cho bé. Cha mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da chuyên dụng để bảo vệ làn da non yếu của con. Cuối cùng là mặc quần áo cho bé.
Khi bé mặc quần áo xong, cần lưu ý chưa đưa bé ra ngoài vội. Vì cơ thể của bé có thể bị sốc nhiệt, có thể dẫn đến cảm đột ngột. Tốt nhất là nên đợi khoảng 10 – 15 phút để thân nhiệt bé được ổn định trở lại rồi mới đưa bé ra ngoài.
Lưu ý cha mẹ cần nhớ khi tắm cho trẻ bị sổ mũi
Để đảm bảo sức khỏe khi tắm cho bé bị ho sổ mũi, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần chuẩn bị nước tắm đủ ấm để bé cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Nếu cha mẹ dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng, bé sẽ bị hoảng sợ và quấy khóc khi nhắc đến việc đi tắm.
- Nơi tắm của bé phải kín gió để phòng tránh ảnh hưởng việc bị cảm lạnh hoặc trúng gió.
- Có thể tăng nhiệt độ của phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi đưa bé vào tắm.
- Không nên ngâm bé trong nước quá lâu, nên tắm nhanh để tránh việc bé bị cảm lạnh
- Cha mẹ lưu ý không nên cởi hết quần áo của bé khi tắm. Thay vào đó, nên tắm từng phần, ví dụ khi tắm toàn thân xong, cha mẹ giữ ấm phần thân trên và tiếp tục gội đầu cho bé.
- Khi tắm xong cần lau khô và quấn khăn để giữ ấm cơ thể, phòng tránh việc bé bị cảm lạnh.
Như vậy, bài viết đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “ Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?”. Cha mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm Guardimmu – sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi và góp phần nâng cao hệ miễn dịch. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh!
Tổng hợp thuocchon.vn
Là một người đam mê viết lách, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với vai trò là Biên tập viên tại thuocchon.vn, tôi muốn chia sẻ đến cộng đồng một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bạn bè người thân mà tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và tích lũy được. Hy vọng những kiến thức tôi mang lại sẽ góp một phần nào đó giúp ích cho cộng đồng.