Bệnh viêm họng – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị dứt điểm

Chia sẻ bài viết này

Viêm họng gây ra những đau đớn và sự bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Vậy, bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm họng – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị dứt điểm bệnh là gì? – Mời bạn đọc cùng giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Viêm họng là bệnh gì?

Viêm họng là bệnh lý gây ra do các viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng tại vùng cổ họng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi nuốt thức ăn. Bệnh viêm họng sẽ tự khỏi hẳn sau khoảng 7-10 ngày mà không để lại tổn thương và di chứng. 

Viêm họng là gì?

Ngoài ra, bệnh viêm họng cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý khác như cảm cúm, viêm thanh quản, ho sốt,… 

Viêm họng có bao nhiêu loại?

Bệnh viêm họng được chia thành nhiều loại khác nhau gồm: 

Viêm họng cấp tính

Đây là dạng thể thông thường của bệnh viêm họng cấp tính. Bệnh thường xuất hiện cùng các bệnh khác như viêm amidan, sốt phát ban, cảm cúm, bạch hầu, ho gà hoặc một số bệnh lý về máu. Về cơ bản, viêm họng cấp tính sẽ được phân ra thành hai loại gồm viêm họng đỏ và viêm họng trắng. 

Viêm họng cấp tính thường gặp nhiều nhất vào mùa đông hoặc khi thời tiết giao mùa.  Các triệu chứng cơ năng bao gồm cảm giác khô rát họng, cơn đau tại họng và có thể nhói lên tai,giai đoạn đầu ho khan sau đó ho có đờm; có thể kèm theo khàn tiếng (nếu bị viêm lan xuống họng thanh quản).

Viêm họng mạn tính

Khi tình trạng viêm lan rộng tại vùng họng thì sẽ gây ra viêm họng mạn tính. Dạng thể bệnh lý này rất hay gặp cùng với các bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản. Viêm họng mạn tính được thể hiện dưới 3 hình thức: Xuất tiết, quá phát và teo. Thể điển hình là viêm họng mạn tính tỏa lan, viêm họng mạn tính khu trú gồm có viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính.

Hiểu hơn về viêm họng mãn tính mời bạn đọc tham khảo bài viếtViêm họng mãn tính là gì? Chữa có khỏi được hay không

Viêm họng xung huyết

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm họng xung huyết. Người bệnh sẽ bị suy giảm sức đề kháng, hệ hô hấp bị tổn thương,… Viêm họng xung huyết thường gặp ở những người bị suy gan, rối loạn nội tiết, bệnh dạ dày. 

Bệnh nhân mắc viêm họng xung huyết thường có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo cơn ngứa, ho từng cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Dạng thể bệnh này khá nguy hiểm nên người bệnh cần thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus tấn công cơ thể sẽ gây ra bệnh viêm họng từ liên cầu khuẩn. Dạng thể bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi. Thế nhưng, trẻ em từ 5-15 tuổi được đánh giá là đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất.

Thể bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm thận, áp xe amidan, sốt thấp khớp, viêm tai giữa cấp,…. Người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ có các biểu hiện như nôn, đau đầu, amidan viêm to. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với viêm họng do virus

Viêm họng giả mạc

Chiếm 2-3% và được đánh giá là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Người mắc bệnh viêm họng giả mạc thường sẽ bị sốt cao đến 39 độ, rét run, ớn lạnh, đau đầu, họng đau và có thể buốt lên tận tai. 

Triệu chứng của bệnh viêm họng

Khi mắc bệnh viêm họng, người bệnh sẽ cảm nhận được các dấu hiệu cơ bản như sau: 

  • Cảm giác vướng víu, ho rát, khô khan và ngứa ngáy tại vùng cổ họng 
  • Người bệnh nuốt thức ăn khó, khi ăn hoặc uống đều bị đau rát vùng họng. 
  • Tiết dịch nhiều tại vùng họng (phần dịch tiết lúc đầu ít, trong, nhưng càng lâu càng đặc và nhiều hơn)
  • Người bệnh bị khàn tiếng, mất giọng, thường xuyên phải hắng giọng hoặc khạc nhổ để làm sạch dịch tiết 
  • Cảm giác buồn nôn (do phần cổ họng đang bị mẫn cảm) 
  • Viêm họng sẽ đi kèm một vài dấu hiệu như sốt nhẹ, đau đầu, ù/nhức tai…
  • Khi soi họng có thể thấy phần niêm mạc vách họng bị sưng, đỏ thẫm, vùng rách có nhiều mụn li ti, xung quanh mạch máu nổi rõ, bề mặt niêm mạc có chất nhầy hoặc mủ,…

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm họng là do các vi khuẩn và virus gây ra nên hoàn toàn có thể lây nhiễm. Bạn có thể bị viêm họng nếu hít phải các dịch tiết chứa vi trùng gây bệnh, chạm vào các đồ vật có dịch tiết – sau đó đưa lên mặt hoặc ăn các loại thức ăn nhiễm bẩn.

Bệnh viêm họng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng bị gây ra do nhiễm virus sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không nắm kĩ được nguyên nhân gây bệnh và chủ quan trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, áp xe amidan, viêm xoang,… 

Bệnh viêm họng có nguy hiểm không?

Làm thế nào để chẩn đoán viêm họng?

Có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm họng. Bạn đọc có thể tham khảo các cách dưới đây: 

  • Tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát: Nếu cảm nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh hãy đi khám tại các địa chỉ uy tín. Các bác sĩ chuyên ngành sẽ kiểm tra xem phần cổ họng của bạn có mảng trắng, xám, sưng và đỏ không. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra xem có bị sưng hạch bạch huyết. 
  • Nuôi cấy mẫu mô: Nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch từ cổ họng để làm xét nghiệm. Thao tác này sẽ cho kết quả trong vòng vài phút nếu xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn. Trong một số trường hợp, mẫu dịch sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm và kết quả thường có sau 24 giờ.
  • Xét nghiệm máu: Nếu người bệnh mắc bệnh mà chưa rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu. Loại xét nghiệm này nhằm xác định bạn có bị bạch cầu đơn nhân hay không.

Phương pháp điều trị bệnh viêm họng 

Bệnh viêm họng không những gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị để đẩy lùi chứng bệnh này. Hãy cùng tham khảo các cách điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà như sau: 

Sử dụng nước muối sinh lý

Súc miệng với nước muối ấm hỗ trợ làm xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Điều là được lý giải là do khả năng tiệt trùng, kháng khuẩn của nước muối. 

Bạn có thể tự pha nước muối hoặc sử dụng nước chuyên dụng để súc miệng mỗi ngày. Hãy kiên trì thực hiện việc này 3 giờ một lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 

Mật ong chữa viêm họng 

Mật ong vừa giúp làm đẹp lại vừa giúp đẩy lùi nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mật ong có khả năng chữa lành vết thương cực hiệu quả. 

Người bệnh bị viêm họng có thể sử dụng mật ong theo các cách sau để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh: 

  • Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào ly với 1-2 muỗng mật ong. Phương pháp này nên thực hiện hằng ngày, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Dùng tỏi và mật ong: Tỏi tươi băm nhuyễn/hoặc thái lát và ngâm cùng mật ong trong khoảng 7 ngày. Người bệnh ngậm hỗn hợp này trong miệng cho đến khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì nhả ra. 
  • Quất ngâm với mật ong: Quất tươi đem đi rửa sạch và cắt đôit. Xếp quất vào bình chứa, tiếp theo xếp quất vào, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.

Đọc thêm: Chữa viêm họng bằng mật ong an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là thức uống giúp làm dịu tự nhiên cho phần cổ họng. Điều này có được là do hoa cúc có tính kháng viêm, chống oxy hóa và “làm mịn” lớp niêm mạc cổ họng của trà hoa cúc. 

Ngoài ra, loại trà thảo mộc này còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hoạt động, nhằm đối phó với tình trạng nhiễm trùng gây đau họng ngay từ đầu. Đặc biệt, nhiều người dùng còn chỉ ra rằng, trà hoa cúc còn có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. 

Lá tía tô

chua-cam-cum-bang-thuoc-nam

Lá tía tô có tính kháng khuẩn, kháng viêm và giữ ẩm. Người bệnh có thể sử dụng cháo tía tô, ăn sống lá tía tô hoặc pha nước cốt lá tía tô để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng. 

Bạc hà

Tinh dầu bạc hà đã quá quen thuộc trong việc chữa ho, đau họng, làm giảm đau và loại bỏ đờ. Chưa hết, bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thuận lợi cho việc trị đau họng tại nhà. Để chữa cơn đau họng, người bệnh có thể hãm lá bạc hà với nước sôi để pha thành trà hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà. 

Giấm táo

Trong giấm táo chứa chất kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ vào đặc tính axit, giấm táo là giải pháp tuyệt vời làm giảm tan đờm, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. 

Người bệnh có thể hòa tan 1 – 2 muỗng canh giấm táo với nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này. Phương pháp này nên kiên trì thực hiện mỗi giờ 1 – 2 lần. Ngoài ra, đừng quên uống nhiều nước sau mỗi lần súc miệng nhé. 

Thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu các phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên không có tác dụng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau. Điển hình nhất là sử dụng loại lẹo ngậm đau họng. Loại thuốc này luôn được bày bán ở các tiệm thuốc không chỉ thuyên giảm cơn đau mà còn đem đến hương vị dễ chịu cho người dùng.

Ngoài ra, thuốc giảm đau Paracetamol cũng có thể giúp bạn nhanh chóng trị đau họng tại nhà. Tuy nhiên, trước khi dùng paracetamol hay bất kỳ thuốc giảm đau nào khác, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. 

Sử dụng Guardimmu – sản phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho mọi nhà 

Guardimmu là thực phẩm bảo vệ sự khỏe hàng đầu trên thị trường hiện này. Đây là một trong những sản phẩm hàng đầu được bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo sử dụng để điều trị viêm họng.

chua-cam-cum-bang-dong-y

Guardimmu được bào chế từ các loại thảo dược đông y được chọn lọc kỹ lưỡng, được bào chế trên dây chuyền hiện đại, dựa trên bài thuốc Y học cổ truyền hơn 800 năm phát triển. 

Sản phẩm không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ho, có đờm, sốt,… do viêm họng, sản phẩm còn giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Hiện tại thuốc đang bán tại các bệnh viên lớn như: Nhà thuốc bệnh viên E – Hà Nội, Bệnh viện phổi TW, Bệnh viện K,… và tại Fanpage chính thức của Guardimmu. 

Chăm sóc và phòng ngừa cơ thể sau khi bị viêm họng

Ngay cả khi đã điều trị được các triệu chứng của bệnh viêm họng, bạn cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh. 

Chăm sóc cơ thể

Người bệnh cần rèn luyện một vài thói quen sau để giúp điều trị tận gốc, tránh tái phát bệnh viêm họng

  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Uống nhiều nước ấm, không sử dụng nước lạnh, có đá
  • Khôg uống rượu bia hoặc các chất có cồn
  • Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc
  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng
  • Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.

Phòng ngừa viêm họng tái diễn

Để phòng ngừa bệnh, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng
  • Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân
  • Tránh hút thuốc và khói thuốc: Thuốc lá sẽ chính là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó càng làm cho tình trạng càng trở nên xấu hơn. Chính vì thế, khi bị viêm đau họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.
  • Tránh các nguồn gây dị ứng

Viêm họng là bệnh lý không còn quá xa lạ. Thông qua bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, giải pháp giúp điều trị bệnh viêm họng hữu hiệu. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!.


Nguồn tham khảo

Sore Throat 101: Symptoms, Causes, and Treatment

https://www.healthline.com/health/sore-throat

Sore throat – Symptoms and causes – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.