Có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng, trong đó xông mũi chữa viêm mũi dị ứng là một trong những biện pháp an toàn, lành tính và được người bệnh sử dụng rộng rãi. Vậy xông mũi chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không? Có các cách xông mũi nào? Cùng Medichoice tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng tấy, phù nề, dẫn đến các triệu chứng hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể gây đau buốt kéo lên đầu. Viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi rút, khói bụi, phấn hoa, thay đổi thời tiết,…. Khi bị bệnh, dịch nhầy trong mũi dày và đặc hơn, gây nên tình trạng đường thở bít tắc, khó thở. Đặc biệt tình trạng này khó chịu hơn khi nằm, thậm chí gây tình trạng ngưng thở vô cùng nguy hiểm.
Xông mũi là cách để hơi nước chứa các tinh chất chữa bệnh ngấm vào mũi làm giảm các triệu chứng viêm mũi, từ đó nhanh chóng khỏi bệnh. Nhất là khi tình trạng viêm mũi còn nhẹ, các triệu chứng mới bắt đầu sẽ giảm tình trạng trên hiệu quả. Đường thở của người bệnh được thông thoáng và dễ thở, người bệnh ngủ ngon hơn, nhờ đó quá trình điều trị viêm mũi dị ứng cũng khả quan hơn.
Xông mũi có tác dụng làm loãng dịch nhầy giúp đường thở được thông thoáng hơn hẳn. Ngoài ra, hơi nóng bốc lên dưới dạng sương mù giúp cấp ẩm cho vùng niêm mạc làm giảm cảm giác bị kích thích và các triệu chứng sưng mạch máu trong khoang mũi.
Ngoài ra, khi kết hợp với một số loại tinh dầu từ các thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm sưng tấy cho vùng niêm mạc mũi nhanh chóng. Vì vậy có thể nói, phương pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà hoàn toàn đem đến hiệu quả tốt mà người bệnh nên thử áp dụng.
Những cách xông mũi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Các cách xông mũi từ thảo dược tự nhiên hoặc tinh dầu chữa bệnh có cách làm đơn giản mà rất tiết kiệm chi phí, hiệu quả rất tốt. Bạn có thể tham khảo các cách làm dưới đây để tự thực hiện tại nhà nhé.
Cách 1: Xông mũi với lá trầu không
Trầu không là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, trầu không được dùng làm thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng. Xông mũi với trầu không không chỉ giúp khai thông đường thở mà còn ức chế sự kích ứng và hình thành các phản ứng viêm trong niêm mạc mũi.
Hướng dẫn thực hiện:
– Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi trước khi xông hơi bằng trầu không.
– Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát.
– Cho vào tô nước sôi và dùng để xông mũi.
– Trùm kín khăn lớn trên đầu, hít thở đều khi xông.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần khoảng 15 – 20 phút và duy trì liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Xông mũi với gừng
Dùng gừng để xông mũi sẽ giúp khắc phục tốt hơn các triệu chứng mà bệnh gây ra. Khi xông hơi, tinh chất gừng trong hơi nước có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, loãng dịch tiết hô hấp, giúp tăng cường dẫn lưu và khai thông đường thở. Cách làm này có tác dụng giảm viêm, cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như khó thở, nghẹt thở, chảy nước mũi,… rất tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
– Chuẩn bị 1 nhánh gừng, rửa sạch, thái nhỏ
– Đun 1 lít nước sôi, khi sôi cho gừng, cho thêm 1 chút muối và đổ dung dịch ra chậu.
– Người bệnh xông mũi bằng dung dịch trên, nên thực hiện 2-3 lần/1 ngày
Cách 3: Xông tỏi trị viêm mũi dị ứng
Sử dụng tỏi xông hơi có tác dụng đưa hơi nước cùng với các hoạt chất allicin vào bên trong khoang mũi và niêm mạc hô hấp trên có tác dụng nhằm làm dịu tình trạng kích ứng, tăng dẫn lưu dịch tiết và giảm ngứa mũi. Sử dụng cách làm này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế nấm men và virus, từ đó giảm nhanh hiện tượng viêm nhiễm ở mũi và mô xoang.
Nguyên liệu: 1 củ tỏi, nước sôi, muối
Thực hiện:
– Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ và đập giập
– Cho tỏi vào chậu, đổ nước sôi vào, cho thêm 2 thìa cà phê muối
– Dùng khăn trùm đầu và xông mũi từ 10-15 phút. Trong quá trình xông nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong mũi, để tinh chất ngấm vào làm sạch bụi bẩn trong mũi.
Nên xông mũi bằng tỏi từ 1 – 2 lần/ ngày trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Sau khi xông, bệnh nhân nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm dịu niêm mạc hô hấp và loại bỏ các chất dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, mạt bụi,…
Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp đơn giản thực hiện, khá lành tính khi sử dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng ngoại ý. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên gia để hiệu quả sử dụng tốt nhất nhé.
Mẹo hay chữa bệnh
• Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
• Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối ngay tại nhà
• Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc hiệu quả bất ngờ
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.