Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh 

Chia sẻ bài viết này

Với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, cảm cúm trở thành việc thường “cơm bữa” ai ai, bất cứ khi nào cũng có thể mắc cảm cúm. Sử dụng thuốc sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Tuy nhiên đừng chủ quan bạn nhé, hãy biết rõ những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh sau đây

1. Cảm cúm, cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là tình trạng bệnh do cơ thể nhiễm virus. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có hơn 200 chủng virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây hơn 50% ca nhiễm bệnh. Các loại virus khác gây cảm lạnh gồm coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus parainfluenza. Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ em tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

1.1. Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra.

Bệnh cúm thông thường thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, tuy nhiên hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9,… đây là các chủng virus lây từ gia cầm, gia súc, những người mắc loại cúm này có thể dẫn đến tử vong nếu không có sức đề kháng tốt và không được điều trị kịp thời. 

Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.

1.2. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn

.Lý do bởi vào những ngày thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc những khi thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển trong khi hệ hô hấp của con người thời điểm này cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn. 

Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm, cảm lạnh. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, …là những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, suy nhược cơ thể, ít vận động, thể dục thể thao cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn những người bình thường 

Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.

2. Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh

Mọi người thường rất hay nhầm lẫn giữa việc mình bị cảm cúm và cảm lạnh bởi những triệu chứng của 2 loại này khác giống nhau, người bị bệnh đều cảm thấy: Cổ họng rát, sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, mệt mỏi, uể oải cơ thể suy nhược,…cảm giác rất khó chịu. 

Người mắc Cảm lạnh

Khi mắc cảm lạnh, người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, đau họng, tức ngực nhiều có đau đầu nhẹ, đau mỏi cơ thể, không sốt cao (chỉ hơi ngây ngấy)

Người mắc Cúm

Người bệnh cảm thấy sốt cao, nhức đầu, đau nhức nhiều hơn, mệt mỏi ngay từ những ngày đầu mắc bệnh

Cảm cúm, cảm lạnh ở người bình thường có thể tự khỏi dù không uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian bị cúm những triệu chứng cúm, cảm lạnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Cúm lâu ngày khiến cơ thể suy yếu, các loại virus khác dễ tấn công cơ thể gây các bệnh lý khác.

3. Các loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm

Có thể dùng nhiều cách khác nhau để trị cảm cúm hoặc điều trị các triệu chứng cảm, cúm phương pháp đông y, Nam Y, bài thuốc dân gian, phương pháp cạo gió, đánh cảm, …Hiện nay, trên thị trường cũng đã có những loại thuốc trị nhanh các triệu chứng của Cúm, cảm lạnh, hoặc có thể dùng kết hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng :

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm ngạt mũi/sổ mũi/chảy nước mũi
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc long đờm
  • Các thuốc kháng histamin
  • Thuốc giảm đau

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh

Thông thường, mọi người thường có xu hướng tự điều trị cúm, cảm lạnh bằng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, cần tới các trung tâm Y tế, bệnh viện khám hoặc làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn để:

  • Biết chắc chắn mình bị cảm lạnh hay cúm, nếu bị cúm thì mình đang bị chủng cúm nào.
  • Khi sử dụng thuốc trị cúm, cảm lạnh dù dùng thuốc kê toa hay không kê toa thì vẫn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ. 
  • Luôn dọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ ba mẹ cần biết

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm cao khi giao mùa, vì sức đề kháng của bé còn non yếu. Cũng chính vì hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, việc dùng thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh cho bé cũng cần một vài lưu ý quan trọng, ba mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Cần uống đúng loại thuốc được khuyến cáo theo độ tuổi của bé
  • Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc 
  • Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi định dùng thuốc cảm cho bé.
  • Trẻ dưới 7 tuổi không nên dùng thuốc xông mũi dạng xịt, nhưng bạn có thể cho trẻ dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết cách dùng nước muối sinh lý chính xác nhé. N
  • Không được cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm tính mạng – hội chứng Reye. 

Với trường hợp cảm nhẹ, các bậc phụ huynh có thể cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong để làm dịu cơn đau họng và giảm ho. Cảm là bệnh rất phổ biến. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự mua thuốc trị cảm. Thế nhưng nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng tương tự dưới đây, hãy ngay lập tức đứa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

  • Các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh không có dấu hiệu giảm sau 5 – 7 ngày.
  • Sốt trên 38ºC nếu bé dưới 3 tháng và trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ khó thở, khó khăn trong vấn đề hô hấp.
  • Ho kéo dài liên tục nhiều ngày
  • Kiểm tra thấy tai có dấu hiệu viêm
  • Trẻ ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu hoặc có chất nhầy chảy ra từ mũi.

Trên đây là những lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm, cảm lạnh mà bạn cần biết để áp dụng cho bản thân và những người trong gia đình. Đem đến bạn giải pháp điều trị các triệu chứng, giảm nguy cơ mắc cúm, tăng cường sức đề kháng., Medichoice giới thiệu đến bạn Guardimmu, Hãy tham khảo thêm bài viết về sản phẩm: Guardimmu để tìm thấy thông tin cần thiết cho mình nhé.

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.