Kha tử là loại cây thường có ở miền Nam Việt Nam, hay trồng ở rừng thưa hoặc rừng thứ sinh. Đây là loại dược liệu rất tốt trong y học đặc biệt là sử dụng kha tử trị ho rất tốt. Vậy kha tử là gì? Công dụng chữa bệnh của loại cây này như thế nào? Cùng Medichoice đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Kha tử là gì? Công dụng trong y học của kha tử
Kha tử hay còn được gọi là cây chiêu liêu, kha lê, kha lê tặc, có tên khoa học là Terminalia chebula, thuộc họ Bàng – Combretaceae. Đây là dạng cây gỗ cao 15 – 20m, lá mọc đối, cuống ngắn. Quả dạng hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Quả thường có đường kính từ 2.5 – 3cm, dài 3 5 cm, hạt cứng, thịt dày có vị chua chát. Kha tử thường mọc nhiều ở rừng thưa hoặc rừng thứ sinh và mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Quả và hạt kha tử được sử dụng trở thành dược liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo nghiên cứu cho thấy, trong thành phần thịt quả kha tử có: Tanin 51,3% gồm các axit: galic, egalic, luteolic, chebulinic có tác dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus); các chất Chebutin, terchebin có tác dụng chống co thắt cơ trơn (trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày, ruột…). Quả kha tử có khoảng 30% chất làm săn da với các chất đặc trưng là các acid chebulinic, chebulagic; các tanin (20-40%) với các đặc trưng là acid elagic, glucogalin, senosid A(2), các men polyphenol oxidase, tanase, các đường glucose, arabinose, fructose và các acid amin…
Hạt quả kha tử có chứa 3 – 7% chất dầu vàng trong suốt, chủ yếu là các acid palatic, oleic và linoleic. Đồng thời nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hợp chất hoạt tính chống ung thư là chebulanin cũng được tìm thấy trong cây kha tử.
Với các thành phần trên, cây kha tử được các chuyên gia sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh:
– Tác dụng quả kha tử điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm, ho do dị ứng, viêm phổi, ho lao.
– Kích thích hệ tiêu hóa, chống rối loạn tiêu hóa.
– Cải thiện hệ tim mạch, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
– Kháng viêm, kháng khuẩn.
– Điều trị kiết lỵ, trĩ rất hiệu quả.
– Tác dụng trị ngộ độc thức ăn.
– Điều trị ra mồ hôi trộm.
2. Sử dụng kha tử trị ho có hiệu quả không?
Với những chia sẻ ở trên, trong đông y quả kha tử có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, chỉ khái (trừ ho, làm sạch phổi), trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.
Theo y học hiện đại, các tác dụng trị ho của kha tử như sau:
– Giảm ho: Hoạt chất Polysaccharid trong quả kha tử giúp giảm ho rất rõ. Tác dụng dược lý của hoạt chất này thậm chí còn cao hơn so với một số chất chống ho trong thí nghiệm như codenin.
– Kháng virus: Chất Alloyl trong quả kha tử có khả năng kháng virus, ức chế được một số loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. Ngoài ra, retrovirus có trong dược liệu trên cũng giúp bảo vệ mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
– Kháng khuẩn: Quả kha tử chứa một hàm lượng lớn chất tanin (khoảng 51.3%), trong đó gồm có các loại axit galic, luteolic, egalic, chebulinic. Nhờ vào các hoạt chất trên, kha tử có khả năng hoạt động như một loại kháng sinh với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Cũng nhờ vậy mà kha tử được dùng để điều chế một số loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa.
3. Quả kha tử có dùng được cho bà bầu
Khi mang thai, sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ đều suy giảm nhưng mẹ không thể tự tiện sử dụng thuốc tây hay bất cứ phương pháp chữa bệnh nào để chữa. Các bài thuốc dân gian từ quả kha tử là phương pháp an toàn hiệu quả để trị ho cho mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể kết hợp quả kha tử và mật ong để làm dịu cơn đau, giảm tình trạng ho khan, ho có đờm, giúp thông thoáng cổ họng.
4. Những lưu ý khi sử dụng kha tử trị ho
Sử dụng kha tử trị ho sẽ đem lại hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải chú ý những điều sau:
– Khi sử dụng kha tử, không ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, kích thích cơn ho như: hải sản, đậu phộng, trứng, tôm, cua,…
– Hạn chế đồ lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay,…
– Bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ không nên dùng kha tử để trị bệnh
– Với những trường hợp bị viêm họng do phế có thực, bệnh nhân bị táo bón, cảm, có thực tà không được sử dụng kha tử để chữa viêm họng
– Trong quá trình điều trị, cần chú ý giữ ấm cơ thể, bổ sung các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, chống lại tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp.
Với những thành phần dược học quý, kha tử trị ho được y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận, sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về dược liệu này. Theo dõi Medichoice để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị mỗi ngày nhé.
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.