Viêm họng nên uống thuốc gì? Mau khỏi trong vài ngày

Chia sẻ bài viết này

Viêm họng nên uống thuốc gì? Làm gì để nhanh hết bệnh? Đây là những câu hỏi được người bệnh rất quan tâm khi bị viêm họng. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp thông thường, gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng nếu không không điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển thành mãn tính và có những biến chứng nguy hiểm hơn. Nếu như những câu hỏi trên đang làm bạn phải suy nghĩ, đắn đo thì bài viết dưới đây chính là những gì bạn cần tìm kiếm. Cùng Medichoice giải đáp ngay những thắc mắc luôn nhé!

Viêm họng là bệnh gì? 

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là dạng viêm nhiễm trùng tại vùng cổ họng. Khi bị bệnh người bệnh có cảm giác khó chịu, đau rát, ho hoặc ngay cả khi nuốt nước bọt gây đau. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ gặp cản trở rất nhiều trong việc ăn uống, sinh hoạt. 

Những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng: 

– Khó chịu vùng họng, họng ngứa và khô, đau rát họng. 

– Tiết dịch trong vùng họng. Dịch tiết ban đầu mày trong và ít, sau càng để lâu dịch tiết càng nhiều và đặc, tối màu. Người bệnh viêm họng vì thế cũng thường bị khàn tiếng thậm chí mất tiếng, hay hắng giọng hoặc khạc để làm sạch dịch tiết này.

– Họng mẫn cảm, người bệnh dễ dẫn đến buồn nôn.

– Có thể bị sốt nhẹ, đau đầu. Nếu không uống thuốc kịp thời, có thể xuất hiện các triệu chứng ù tai, nhức tai khó chịu. 

– Khi soi họng sẽ thấy niêm mạc vách họng xung huyết, đỏ thẫm. Vùng vách họng sau có nhiều mụn nhỏ, xung quanh mạch máu nổi rõ, bề mặt niêm mạc họng có khi có chất nhầy hoặc mủ tiết.

Viêm họng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm amiđan… và đặc biệt nguy hiểm như: sốt thấp khớp (ảnh hưởng đến khớp và van tim), viêm cầu thận.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng 

Theo y học hiện đại, có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm họng là do nhiễm virus hay vi khuẩn.

– Nhiễm virus:

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng, chiếm đến 40-80% số lượng bệnh nhân bị bệnh. Người bệnh thường bị nhiễm virus viêm họng sau khi mắc các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm, sởi,…

– Nhiễm vi khuẩn: 

Nguyên nhân này ít hơn, chỉ chiếm khoảng 5-10% số người bị bệnh. Người bệnh nhiễm vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn) gây ra tình trạng viêm họng. Không chỉ thế, virus trên còn gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác như: viêm thanh quản, viêm amidan,…

Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn có các nguyên nhân khác gây ra tình trạng viêm họng như: dị ứng (với phấn hoa, lông súc vật, khói bụi,…), kích ứng, môi trường sống bị ô nhiễm, thay đổi thời tiết,…. Một lý do gây bệnh khác chính là do trào ngược dạ dày – thực quản cũng gây nên tình trạng viêm họng, ho kéo dài. 

Viêm họng nên uống thuốc gì? 

– Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra như: sốt, đau họng, khó nuốt.

– Nhóm thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) do viêm họng gây ra.

– Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamthason, betamethason…): thường được sử dụng trong điều trị viêm họng ở tình trạng nặng.

– Thuốc viên ngậm trị đau họng: có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng, họng, trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.

– Nhóm thuốc kháng sinh: thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Các thuốc kháng sinh có thể sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc chích. Sau đây là một số nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng:

– Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone…

– Nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin…: Đối với viêm họng do virút, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị.

Tác dụng phụ khi uống thuốc chữa viêm họng không đúng cách 

– Giảm sức đề kháng

Khi bị viêm họng, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm rất nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể làm mất đi môi trường ổn định của vi khuẩn có lợi, có hại cho cơ thể gây nên trạng thái giảm khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

– Nhờn thuốc

Nhờn thuốc là tình trạng vi khuẩn gây bệnh không còn nhạy cảm, không bị tiêu diệt bởi kháng sinh đang điều trị. Tình trạng nhờn kháng sinh xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam khi người tiêu dùng có thói quen sử dụng thuốc bừa bãi. Để hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn nên uống theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. 

Khi bị viêm họng nên làm gì? 

Viêm họng là bệnh lý rất phổ biến, tuy nhiên nếu không điều trị khám bệnh đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Không chỉ thế có rất nhiều phương pháp chữa bệnh rất tốt nếu bạn biết áp dụng hợp lý. 

– Súc miệng với nước muối ấm

Nước muối có độ sát khuẩn cao, diệt khuẩn rất tốt. Việc súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp bạn nhanh chóng “xua tan” được cảm giác đau rát cổ họng. Nên súc miệng ngày ít nhất 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi ngủ. 

– Uống trà và mật ong

Mật ong rất tốt, có nhiều kháng sinh tự nhiên, được coi như “thảo dược”, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng. Bạn chỉ cần cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1 nửa quả chanh vắt. 

– Uống đồ uống nóng

Những đồ uống hoặc thức ăn lạnh không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm họng nhưng nếu đang bị bệnh mà sử dụng làm gia tăng tình trạng bệnh. Đồ uống lạnh sẽ kích thích niêm mạc, khiến tình trạng viêm nhiễm càng nguy hiểm hơn. Do đó, chỉ cần hạn chế những thực phẩm này, tình trạng viêm họng sẽ giảm rất tốt. 

– Gừng

Chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.

 

Nếu áp dụng hợp lý các biện pháp trên từ những ngày đầu dấu hiệu bị bệnh, tình trạng viêm họng của bạn chắc chắn sẽ giảm nhanh hiệu quả. Nhưng nếu bạn không thấy có dấu hiệu bệnh thuyên giảm, đồng thời có những triệu chứng nặng hơn thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Bạn cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu bệnh sau: 

– Đau họng và khàn tiếng kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm

– Đau họng khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó thở

– Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm

– Sốt cao trên 39 độ C

Guardimmu – giảm nhanh các triệu chứng ho nhiều đờm, nâng cao sức đề kháng 

Guardimmu là sản phẩm được phát triển từ bài thuốc Y học cổ truyền có 800 năm lịch sử, được ưu việt hóa phù hợp với khí hậu và thể trạng của người Việt. Sản phẩm được chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng ho, nhiều đờm do viêm đường hô hâp, viêm họng. 

Ưu điểm vượt trội của Guardimmu: 

– Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, được tuyển chọn kỹ lưỡng: hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, trần bì, ô mai. 

– Bào chế theo bí quyết riêng và sản xuất trên dây chuyền chuẩn GMP.

– An toàn cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ. 

– Được đóng gói riêng lẻ, dễ dàng sử dụng và thuận tiện mang theo bên mình.

– Hỗ trợ tăng sức đề kháng tuyệt vời cho những người có cửa sổ miễn dịch yếu

– Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm do cảm, cúm, viêm đường hô hấp.

Trên đây là Medichoice đã tổng hợp và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Viêm họng nên uống thuốc gì?”. Việc nắm chắc các cách điều trị viêm họng là điều rất cần thiết để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.