Người bị ho cảm cúm kiêng ăn gì? Không nên ăn gì?

Chia sẻ bài viết này

Ho, đờm là một trong những triệu chứng của cảm cúm. Những cơn ho dai dẳng kéo dài, kèm theo các bệnh lý khác như đờm, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi khiến người bệnh rất khó chịu. Để nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc cảm cúm hợp lý, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp. Vậy người bị ho cảm cúm kiêng ăn gì? Cần bổ sung thêm gì vào thực đơn để nhanh khỏi? Cùng Medichoice tìm hiểu ngay nhé. 

Người bị ho cảm cúm kiêng ăn gì? 

– Đồ uống lạnh 

Thực phẩm lạnh sẽ kích thích cổ họng, khiến các triệu chứng ho đờm ngày càng nặng nề. Khi ăn đồ lạnh, bạn sẽ có cảm giác lạnh ở cổ, gây ngứa, rát cổ cao hơn. Uống nước lạnh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh, gây tổn thương cho phổi làm triệu chứng ho, đờm ngày càng nặng hơn.

đồ uống lạnh

Ngày nay, các thực phẩm được để trong tủ lạnh để bảo quản, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút rất tốt. Tuy nhiên, khi bị ho, bạn nên để thực phẩm ra ngoài không khí khoảng 30 phút trước khi sử dụng để bớt lạnh nhé. 

– Thực phẩm cay nóng 

thực phẩm cay nóng

Theo nghiên cứu, thực phẩm cay nóng sẽ kích thích cổ họng, làm tình trạng ho, đờm trở lên tồi tệ hơn. Khi bị ho, bạn nên hạn chế tối đa các loại gia vị có tính cay nóng như: ớt, tiêu, sả, mù tạt,…. Những loại gia vị này sẽ tác động lên vùng niêm mạc họng, gây nên tình trạng viêm, sưng. Nếu sử dụng thường xuyên, cổ họng của bạn sẽ ngày càng tồi tệ hơn, tăng khả năng ho, có thể biến chứng thành viêm amidan

– Thực phẩm chế biến sẵn 

thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn luôn được người dùng ưa chuộng bởi sự tiện lợi và khẩu vị khi sử dụng. Tuy nhiên các thực phẩm này thường có ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất bảo quản, hóa phẩm, rất không lành mạnh. Những ngày này bạn nên sắp xếp thời gian để nấu nướng các thực phẩm tươi ngon nhé. 

– Đồ ăn uống quá ngọt, có ga 

đồ uống có ga

Khi phổi bị nóng gây ra tình trạng ho cho cơ thể. Các đồ uống quá  ngọt, có ga như nước ngọt đóng chai, coca cola,… sẽ càng làm tình trạng ho của bạn nặng hơn. Thay vì sử dụng chúng, hãy nên uống nhiều nước lọc, hoặc nước hoa quả tự nhiên để bổ sung nước cho cơ thể bạn nhé. 

– Các loại hải sản: tôm, cua, cá,..

thịt hải sản

Các loại hải sản cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể, tuy nhiên khi bị cảm cúm bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này nhé. Đây là những thực phẩm không khuyến khích sử dụng khi bị ho cảm cúm không nên ăn gì? Hệ hô hấp của chúng ta bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này gây ra. Bên cạnh đó, những thực phẩm này có thể gây nên tình trạng dị ứng cho người bệnh, càng làm tình trạng ho nặng hơn. Các bạn nên chú ý khi lựa chọn các loại thực phẩm hải sản này khi bị ốm nhé. 

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ dừa

Dừa là một loại quả rất mát cho cơ thể, cung cấp nước rất tốt, tuy nhiên nếu bạn bị ho thì nên hạn chế sử dụng loại quả này nhé.Theo nghiên cứu, trong quả dừa có tính lạnh, ăn nhiều gây nên tình trạng khó tiêu, ho nhiều hơn. 

– Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cafein,…

đồ uống có chất kích thích

Các đồ uống có các chất kích thích như rượu, bia, cafein,… sẽ làm bạn thêm khô cổ, khô họng và tình trạng viêm họng ngày càng trầm trọng hơn. Hãy không sử dụng chúng khi đang bị cảm cúm nhé. 

Khi trẻ bị cảm cúm nên ăn gì? Các mẹ chớ bỏ qua

Khi trẻ bị cảm cúm nên ăn gì? Các mẹ chớ bỏ qua

Khi bị cảm cúm, cơ thể bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, ngủ không ngon…Chi tiết

Nên ăn gì khi bị ho cảm cúm? 

Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ho, bên cạnh nhóm thực phẩm không nên sử dụng thì bạn hãy bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây để nhanh khỏi ho cảm cúm nhé. 

– Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa

Khi bị ho cảm cúm, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Khi đó, bạn nên ăn nhiều tinh bột, giúp cung cấp năng lượng bị mất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng. 

thực phẩm tinh bột

Khi bị ho cảm cúm, các cơn ho dai dẳng và có đờm, khiến cổ họng bạn đau rát, khó chịu và không muốn ăn. Khi đó các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp sẽ hạn chế tác động lên các vùng niêm mạc đã tổn thương ở cổ họng. Không những thế, các món cháo như: cháo tía tô, cháo hành,…sau khi ăn còn toát mồ hôi giúp giải cảm rất tốt. 

– Bổ sung thêm nhóm thực phẩm có tính kháng khuẩn

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra, do đó bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm có tính kháng khuẩn giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả điều trị cảm cúm. Một số thực phẩm bạn có thể lựa chọn như: tỏi, hành tây, gừng, tía tô – đây đều là những thực phẩm rất quen thuộc trong nấu ăn và dễ dàng chế biến. 

Gừng: Trong đông y, gừng có tính ấm cao, kháng khuẩn tốt. Ngoài ra gừng còn có khả năng kháng histamin, giúp điều trị bệnh ho cảm lạnh, cảm cúm, ho do viêm mũi dị ứng. Bạn có thể chế biến gừng thành các món như: Trà gừng, gừng mật ong, gừng đun nước muối, gừng chưng đường phèn,… Hoặc sử dụng gừng chế biến thành gia vị nhiều hơn trong các món ăn. Một cách khác bạn có thể áp dụng là ngâm chân nước muối gừng, giúp mạch máu lưu thông, giải cảm cũng rất tốt. Bạn có thể tham khảo các mẹo chữa bệnh với gừng tại đây

củ gừng

Tỏi: Trong đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, và trong nó có chất kháng sinh tự nhiên rất tốt. Tỏi có công dụng trong việc trừ lạnh, làm ấm cơ thể. Vì vậy tỏi thường được dùng trong điều trị các bệnh ho cảm lạnh, ho khan và ho có đờm. Với những người không bị bệnh vẫn có thể dùng tỏi để giúp tăng sức đề kháng. Nếu không thể ăn tỏi sống trực tiếp, hãy chế biến thành gia vị nhiều hơn nhé. 

Lá tía tô: Lá tía tô có vị cay và tính ấm. Lá có công dụng trị ho, trị sốt, giải cảm, trị hen suyễn, ho có đờm, ho khan,… Người bị ho có thể ăn cháo tía tô, hoặc uống trà lá tía tô để trị bệnh. Khi ăn cháo lá tía tô, người bệnh sẽ toát mồ hôi, giải cảm rất tốt. 

lá tía tô

Hành tây: Hành tây có tính nóng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Hành tây có công dụng long đờm, giảm ngứa, đau rát cổ họng, trị bệnh ho có đờm.

Bạc hà: Là loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống và thường được sử dụng trong nấu ăn, làm kẹo, làm trà,… Bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế các cơn đau, hạ nhiệt, giảm sốt, ngăn ngừa ung thư, trầm cảm, hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng bạc hà trong điều trị bệnh ho. Tuy nhiên, với những người bị ho rát họng không nên sử dụng bạc hà, vì nó có thể gây tổn thương vùng họng.

– Bổ sung thêm nhiều trái cây trong bữa ăn

Trái cây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Người bị bệnh ho nên ăn nhiều các loại trái cây như: Cam, bưởi, chanh, quất, … Đây là các loại hoa quả có vitamin, tinh dầu và pectin giúp kháng khuẩn, cải thiện sức đề kháng, long đờm, ngăn chặn virus xâm nhập.

Một loại quả khác cũng rất tốt cho người bệnh ho đó là quả la hán. Quả la hán chứa nhiều vitamin C, kẽm, sắt,… rất tốt trong việc điều trị bệnh ho, tăng sức đề kháng và làm dịu kích ứng niêm mạc.

Người bị ho cũng có thể ăn các loại quả khác như: Nho, khế, dưa hấu, táo, lê, dâu tây,… vì chúng cũng chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Bạn cũng có thể uống nước ép các loại hoa quả này thay vì ăn trực tiếp.

Trên đây là những gợi ý trả lời cho câu hỏi “bị ho cảm cúm kiêng ăn gì?”. Hy vọng với những chia sẻ của Medichoice, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để chữa ho cảm cúm. Theo dõi Medichoice để cập nhật thêm nhiều tin tức y học thú vị nhé.

Biên tập thuocchon.vn


medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.