Khi cảm cúm, người bệnh bị hắt hơi, sổ mũi, ho đờm khiến cơ thể khó chịu mệt mỏi. Bên cạnh việc người bệnh đi khám sớm, điều trị thuốc theo đúng liệu trình và yêu cầu của bác sĩ, thì người bệnh cần bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng giúp tăng sức dề kháng, nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Vậy người bị cảm cúm nên ăn gì? Lưu ngay lại các bạn nhé!
Mục lục
1.Vai trò của chế độ ăn uống trong phòng ngừa, điều trị bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 2 loại chủng virus phổ biến là virus cúm A và virus cúm B. Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi, nói chuyện hoặc gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi miệng.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin thông qua ăn uống để năng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Trong các thực phẩm hàng ngày, có rất nhiều thực phẩm là dược liệu quý, giàu tính dược học, có tác dụng điều trị rất tốt. Ngoài ra, có nhiều thực phẩm tác động khiến bệnh cảm cúm thêm nặng hơn, người bệnh cần hạn chế sử dụng.
2.Người bị cảm cúm nên ăn gì mau khỏe?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quyết định trong quá trình chữa trị và hồi phục của bệnh nhân cảm cúm. Bạn cần xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
– Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể
Khi bị cảm cúm, người bệnh bị sốt, đổ mồ hôi, nghẹt mũi và ho đờm, người bệnh bị thiếu nước nặng. Điều cần chú trọng là cung cấp đủ nước cho cơ thể, bù lại lượng nước bị mất. Bạn nên sử dụng thức uống có bổ sung chất điện giải để cung cấp thêm Natri và Kali ngoài nước. Bạn có thể sử dụng Orezon để cung cấp đầy đủ các chất điện giải, cho cơ thể nhanh khỏe mạnh.
Ngoài nước lọc thông thường, bạn có thể cho bệnh nhân uống thêm các loại nước ép trái cây như: nước cam, nước dừa, nước chanh,…. Những loại nước này cũng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, hãy chú ý việc sử dụng quá nhiều, có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.
– Nên ăn cháo hoặc súp thay cơm
Bệnh nhân cảm cúm thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt nên việc ăn cháo hoặc súp sẽ giúp người bệnh dễ ăn hơn rất nhiều so với ăn cơm. Trong cháo có đầy đủ nước, protein, đạm, có thể thêm rau củ đầy đủ chất cho người bệnh. Cháo, súp cung cấp rất tốt lượng nước và muối trong cơ thể đã mất, đồng thời bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết. Một lưu ý nhỏ là bạn có thể nấu cháo, súp loãng và chia làm nhiều bữa để bệnh nhân những ngày đầu bị bệnh dễ ăn và hấp thu.
– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Khi bị cảm cúm, người bệnh cần bổ sung kẽm – chất giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm. Để bổ sung dưỡng chất này rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung thêm thịt bò trong thực đơn người bệnh.
Theo khoa học, trong 100gam thịt bò thăn có tới 4,05 mg Kẽm, rất tốt cho bệnh nhân cúm. Không chỉ thế, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp bệnh nhân mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.
– Bổ sung thêm trái cây giàu vitamin C
Khi bị bệnh cảm cúm, người bệnh cần phải bổ sung nhiều hơn các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại hoa quả giàu vitamin nên bổ sung: cam, quýt, bưởi, dâu tây,… Viatmin C đóng vai trò quan trọng khi tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân cảm cúm nhanh phục hồi hơn.
Ngoài ăn trực tiếp trái cây, bạn có thể làm sinh tố hoặc nước ép hoa quả vừa bổ sung vitamin C vừa bổ sung nước rất tốt cho bệnh nhân.
– Bổ sung thêm gừng, tỏi vào gia vị món ăn
Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo đông y tỏi có thuộc tính ấm, khả năng khử hàn ẩm tốt. Người bị cảm cúm ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Bạn có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau như ăn tỏi sống hoặc bổ sung thêm nhiều tỏi gia vị trong các món ăn.
Tương tự như tỏi, gừng cũng là một trong những dược liệu rất tốt. Gừng có tính ấm, chống viêm có hiệu quả chống lại buồn nôn. Sử dụng một vài lát gừng trong đồ ăn hoặc nước uống của bệnh nhân có tác dụng trị cúm rất tốt: đau đầu, đau họng, ớn lạnh,…
– Sữa chua
Sữa chua có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp một lượng protein thiết yếu cho cơ thể rất tốt cho cơ thể. Lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng loại sữa chua không đường, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, kích thích bệnh nhân ăn ngon miệng.
Khi trẻ bị cảm cúm nên ăn gì? Các mẹ chớ bỏ qua
Khi bị cảm cúm, cơ thể bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, ngủ không ngon. Chắc chắn mẹ nào cũng lo lắng sốt ruột…..Chi tiết
3. Khi bị cảm cúm không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, bạn cần hạn chế những thực phẩm sau khi bị cảm cúm:
– Thực phẩm chế biến sẵn
Những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, đường và ít chất dinh dưỡng. Bạn nên hạn chế những thực phẩm này, thay vào đó là những thực phẩm tự nấu đảm bảo tốt cho sức khỏe hơn.
– Chất kích thích: bia rượu, cafe
Uống các loại trà, cà phê, soda sẽ khiến cơ thể bị hao hụt nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, những loại thức uống này còn chứa rất nhiều đường, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe khi bị cảm cúm.
Các loại thức uống có cồn như rượu, bia làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây Medichoice đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Người bị cảm cúm nên ăn gì? Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm người bệnh tốt và hiệu quả hơn.
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.