Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có khỏi không là câu thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Cách chữa bệnh bằng tỏi từ lâu đã được áp dụng với những tác dụng nổi bật như kháng viêm, diệt khuẩn, làm thông mũi,…. Tuy nhiên, tỏi có thể gây ra tác dụng phụ đối với một số người có các vấn đề về máu, dạ dày, huyết áp,…. Cùng Medichoice tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tác dụng của tỏi trong chữa viêm mũi dị ứng
Tỏi là gia vị quen thuộc trong nhà bếp, sử dụng rộng rãi trong các món ăn: xào, nấu,…trên mâm cơm người Việt. Không chỉ có giá trị trong ẩm thực, đây còn là vị thuốc tự nhiên, chứa nhiều tác dụng dược học rất tốt.
Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Tỏi được sử dụng trong các bài thuốc chữa khí hư, tiểu tiện khó, giải viêm, giải cảm. Theo quan điểm của đông y , tạng Tỳ chủ vận hóa, khi bị suy yếu thì gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ trệ và chảy nhiều dịch. Căn nguyên của viêm mũi dị ứng cũng từ tạng Tỳ mà ra. Do đó, chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi chủ yếu quy kinh Tỳ, Vị, Phế có tác dụng rất tốt.
Theo khoa học hiện đại, tỏi là loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng phổ biến trong bào chế thuốc. Đặc biệt, dưới tác động xay, nghiền và chất xúc tác men anilza, chất alllin được chuyển hóa thành allicin – chất dược học tốt, có khả năng kháng khuẩn mạnh, tốt hơn rất nhiều Penicillin.
Nó ức chế được rất nhiều loại vi khuẩn từ gram âm đến gram dương. Bao gồm cả một vài loại khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, là tác nhân của viêm xoang và nhiễm trùng thứ phát ở viêm mũi dị ứng. Các nhà khoa học cũng ứng dụng Allicin của tỏi để tiêu diệt các loại vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Không chỉ thế, tỏi chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, C, E, Canxi, Magie, Photpho cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong viêm mũi dị ứng.
Ngoài tác dụng tuyệt vời trong chữa viêm mũi dị ứng, tỏi còn có rất nhiều tác dụng trong y học:
– Ổn định huyết áp
– Giảm Cholesterol trong máu
– Kích thích lưu thông máu
– Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể
– Chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể
2. Mách bạn:các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi siêu hiệu quả
a) Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Rượu tỏi có tính sát khuẩn cực mạnh nhờ sự kết hợp của nhiều hoạt chất diệt khuẩn. Rượu có chứa cồn – đây là hoạt chất kháng khuẩn có tính thẩm thấu cao. Khi kết hợp rượu và tỏi, tạo thành dung dịch có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn, giảm nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng.
– Nguyên liệu:
Chuẩn bị 300 gram tỏi, 1 lít rượu nếp trắng, 1 bình thủy tinh ngâm rượu.
– Cách thực hiện:
+ Lấy tỏi lột sạch vỏ, rửa sạch, để khô. Tỏi đập dập, để trong bình thủy tinh.
+ Đổ rượu nếp trắng 45 độ ngập mặt tỏi, cách bề mặt tỏi khoáng 1 cm.
+ Đậy nắp kín và ủ rượu trong khoảng 2 tuần. Trong quá trình ủ rượu, lắc bình 1-2 lần/ngày để các chất dễ hòa tan đều vào nhau.
Sau khi ngâm khoảng 2 tuần, rượu đã chuyển sang màu vàng có thể lấy ra dùng, mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 lần, mỗi lần từ 5-10ml. Người bệnh nên uống vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về sáng và đêm.
Nếu không uống được rượu, có thể dùng dung dịch rượu tỏi để nhỏ mũi. Sử dụng lọ nước nhỏ để đựng, nhỏ mũi khoảng 2 giọt giúp kháng viêm, sát khuẩn, giảm nghẹt mũi.
b) Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Mật ong kết hợp với tỏi cũng là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng rất tốt. Mật ong kết hợp với tỏi cũng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi kết hợp mật ong và tỏi, có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Để thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong có 2 cách sau:
– Cách 1: Ngâm 100g tỏi với 200g mật ong trong bình thủy tinh từ 15 – 20 ngày. Khi dùng, nên ăn 1 – 2 thìa mật ong cùng với 2 tép tỏi để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp khi thời tiết thay đổi.
– Cách 2: Bằm 100g tỏi sống, sau đó ngâm với 100g mật ong trong 5 – 7 ngày. Dùng bông gòn thấm dung dịch và nhét trực tiếp vào lỗ mũi để tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc hô hấp trên. Thực hiện mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày.
c) Chữa viêm mũi dị ứng bằng xông hơi tỏi
Xông hơi bằng tỏi là mẹo chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng. Sử dụng tỏi xông hơi có tác dụng đưa hơi nước cùng với các hoạt chất allicin vào bên trong khoang mũi và niêm mạc hô hấp trên có tác dụng nhằm làm dịu tình trạng kích ứng, tăng dẫn lưu dịch tiết và giảm ngứa mũi. Sử dụng cách làm này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế nấm men và virus, từ đó giảm nhanh hiện tượng viêm nhiễm ở mũi và mô xoang.
Nguyên liệu: 1 củ tỏi, nước sôi, muối
Thực hiện:
– Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ và đập giập
– Cho tỏi vào chậu, đổ nước sôi vào, cho thêm 2 thìa cà phê muối
– Dùng khăn trùm đầu và xông mũi từ 10-15 phút. Trong quá trình xông nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong mũi, để tinh chất ngấm vào làm sạch bụi bẩn trong mũi.
Nên xông mũi bằng tỏi từ 1 – 2 lần/ ngày trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Sau khi xông, bệnh nhân nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm dịu niêm mạc hô hấp và loại bỏ các chất dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, mạt bụi,…
3. Những điều cần lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
a) 4 điều tối kỵ nên tránh:
– Tránh ăn nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu đang bị táo bón, nóng trong, suy giảm chức năng gan. Người đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc các bệnh về máu cũng không nên trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo đường miệng vì thực phẩm này có thể gây loãng máu.
– Không dùng nước tỏi nguyên chất nhỏ vào lỗ mũi vì nước cốt đậm đặc có thể gây bỏng rát, xót mũi
– Tránh áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai
– Ngày nay, tỏi được tẩm ướp hóa chất bảo quản rất nhiều. Vì vậy, bạn nên tránh dùng tỏi không rõ nguồn gốc xuất xứ để trị bệnh.
b) 6 việc nên làm:
– Áp dụng ngay khi mới bị để thấy được hiệu quả nhanh hơn
– Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày
– Thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi được kết quả
– Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị.
– Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Tránh xa các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá …Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
– Thay đổi phương pháp chữa bệnh khác nếu sau khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi một thời gian mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm.
Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm được các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng.
Mẹo hay chữa bệnh
• Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc hiệu quả bất ngờ
• Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng có hiệu quả không?
• Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
• Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng có khỏi không?
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.