Có rất nhiều cách thức chữa cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian khá hiệu quả được lưu truyền nhiều đời nay. Một điểm chung dễ nhận thấy là những bài thuốc này thường bao gồm các cây thuốc, cây hoa, quả, rau gần gũi và phổ biến dễ tìm, dễ kiếm. Các mẹ cùng tham khảo những bài thuốc dân gian được xem là rất hiệu quả chữa cảm cho bé dưới đây nhé
Mục lục
1.Chữa cảm cúm cho trẻ bằng lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua, cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, trong lá hẹ có chứa thành phần kháng sinh có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm họng, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi , nghẹt mũi, đờm, ho ở trẻ.
Bài thuốc 1: Lá hẹ hấp mật ong
Nguyên liệu: 100g lá hẹ tươi , 10ml mật ong
Cách làm: Lá hẹ sau khi rửa sạch, cắt khúc khoảng 1-2 cm, cho vào bát sau đó cho thêm mật ong nguyên chất (ngập lá hẹ). Hấp lá hẹ mật ong khoảng 30 phút trong nồi hấp cách thủy.
Sau khi hấp xong để nguội, gạn bã và cho vào hộp đậy nắp để trẻ dùng hàng ngay
Cách dùng:
- Trẻ nhỏ 2-3 thìa một lần, ngày dùng 3 lần
- Với trẻ lớn hơn có thể ăn cả lá hẹ không cần gạn bã.
- Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên dùng mật ong, cẩn trọng khi dùng trong một số trường hợp một số dị ứng mật ong.
Bài thuốc 2: Lá hẹ với chanh và nghệ tươi
Nguyên liệu: 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi và 20g củ nghệ.
Cách làm : Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc 1 – 2 cm; Chanh tươi thái lát mỏng; Nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát.
Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào một cái chén (bát) sạch, thêm 4 muỗng nước lọc rồi hấp 15 – 20 phút trong nồi hấp cách thủy
Cách dùng: Hỗn hợp sau khi hấp xong, để nguội và cho bé dùng theo liều dùng 02 thìa/ liều sau bữa ăn 15 phút. Tùy theo thể trạng bệnh của từng bé, triệu chứng sổ mũi, cảm cúm có thể giảm và khỏi dần sau từ 7 – 10 ngày.
Chữa ho có đờm bằng lá hẹ – bài thuốc dân gian hữu hiệu
Chữa ho có đờm bằng lá hẹ là một trong những bài thuốc dân gian được lưu truyền cả ngàn đời nay…Chi tiết
2, Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.
Bài thuốc 1: Xông hơi lá tía tô
Dùng 1 bó tía tô (gồm cả cành, lá, thân) thêm 1 lít nước sạch đun sối già, sau đó đổ ra bát tô hoặc thau cho bé xông. Trong hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, khi xông hơi nước đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, làm giảm tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.
Bài thuốc 2: Kết hợp lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế
Cách làm: dùng kết hợp các phần lá hẹ, hoa khế và hoa đu đủ đực với lượng bằng nhau rồi hấp cách thủy với đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút.
Cách dùng: Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu có trong chén thuốc, cho bé ăn mỗi lần 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Dùng liền sau vài ngày sẽ thấy kết quả.
3, Trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng
Ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm mũi xoang, qua đó khắc phục chứng sổ mũi cho bé.
Bài thuốc 1: Tắm hoặc ngâm chân với nước gừng
Gừng tươi dã rồi lọc lấy nước, cho vào trong nước tắm của bé. Các ba mẹ cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Bài thuốc 2: Uống nước gừng ấm
Giã nát 1 nhánh gừng nhỏ , đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Sau đó để nguội bớt, chia nhỏ cho bé uống 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày bé sẽ đỡ cảm lạnh.
Bài thuốc chữa ho có đờm bằng gừng đơn giản mà công hiệu
Theo Đông y, gừng thường được sử dụng làm dược liệu để điều trị ho, khử phong hàn, giữ ấm cơ thể…Chi tiết
4, Chữa cảm cúm, cảm lạnh, ho bằng hoa hồng bạch
Cánh hoa hồng bạch rất giàu vitamin A, B, C, K, có tính ấm giúp lưu thông máu huyết, tiêu thũng, giảm viêm, chống ho, bổ phế, ngăn ngừa cảm lạnh, sổ mũi bằng cách làm loãng đờm nhầy…
Bài thuốc 1: Hoa hồng trắng chưng đường phèn
Dùng 15g cánh hoa hồng trắng cho vào chén sứ, cho thêm 1 thìa đường phèn rồi chưng hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
Hoa hồng trắng là bài thuốc trị cảm cúm sổ mũi cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng
Cách 2: Hoa hồng trắng, quất và đường phèn
Nguyên liệu: Cánh hoa hồng trắng 7 bông (hoặc 9 bông), 3 – 5 quả quất, 1 chút đường phèn
Quất – Tinh dầu trong vỏ có tính sát khuẩn khá tốt nên sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc khi kết hợp với hoa hồng trắng và đường phèn.
Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên cho vào 1 bát nhỏ đem hấp hấp cách thủy 15-20 phút. Cho bé uống nước hỗn hợp trên 3 lần/ngày để giúp giảm ho, khản tiếng, viêm rát họng nhé.
5, Chữa cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh
Húng chanh là vị thuốc có chứa tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn.
Bài thuốc 1: Dùng lá húng chanh tươi
Giã nát 20g lá húng chanh rồi hòa với 1 ít nước ấm. Chắt nước cốt (có thể thêm đường) cho bé uống ngày 2 lần.
Bài thuốc 2: Húng chanh và đường phèn hấp
Dùng lá húng chanh và đường phèn mỗi loại 20g. Cho vào 1 chén nhỏ ( bát nhỏ) đem hấp cách thủy 15 – 20 phút, sau đó chắt nước chia làm 3 – 4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Bé nào nhai được có thể ăn thêm phần bã lá húng đã hấp để hiệu quả hơn.
Cẩm nang chữa ho bằng lá húng chanh lưu truyền trong dân gian
Húng chanh là một trong những vị thuốc được lưu truyền từ xa xưa. Chúng có tác dụng hữu hiệu giúp trị ho, đau họng…Chi tiết
6, Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, kinh giới có tính ẩm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh. Vì thế, ông cha ta đã sử dụng kinh giới như là một vị thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả.
Kinh giới có tính ẩm, vị cay, có tác dụng lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh
Cách làm
Đối với trẻ nhỏ, khi bị cảm cúm hay ho dai dẳng, các mẹ có thể giã nát lá kinh giới, tía tô rồi đem trộn với một ít đường phèn hoặc mật ong đem hấp nóng rồi cho bé uống. Tinh dầu của kinh giới và tía tô sẽ giúp bé thông mũi, dịu họng và giảm các triệu chứng của cảm cúm nhanh chóng.
7, Chữa cảm cúm cho trẻ bằng mật ong chanh
Từ lâu chanh và mật ong đã trở thành bài thuốc dân gian chữa viêm họng, đau họng, ho và một số triệu chứng cảm cúm hiệu quả được nhiều bà mẹ thường áp dụng thực hiện cho con mình.
Cách làm
Pha 1 thìa nước một ong và 1 thìa nước cốt chanh vào nước ấm cho các bé ( và cả người lớn) uống hàng ngày vào buổi sáng.
Mật ong có tác dụng giảm đau họng còn nước chanh giúp tăng hệ miễn dịch phòng tránh cảm cúm ở trẻ hiệu quả.
Cách ngâm chanh mật ong dùng trị ho tiêu đờm hiệu quả
Chanh đào là một trong những nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh hô hấp thường gặp như ho, cảm, viêm họng…Chi tiết
8, Chữa cảm cúm cho trẻ bằng nước gừng nóng
Gừng vừa là gia vị tạo mùi thơm cho một số món ăn thường ngày, vừa là vị thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, chống lạnh, hồi dương, thông lách. Có thể dùng gừng để chữa chân tay lạnh, đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, cảm lạnh, ho… Với trẻ nhỏ, thay vì sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh liều cao, các mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi để trị cảm cúm cho trẻ khi giao mùa.
Cách làm
Trước hết các mẹ thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho nước vào đun sôi, thêm đường hoặc mật ong và cho bé uống khi còn nóng. Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống 2 – 3 lần hay mỗi lần trẻ có triệu chứng cảm cúm cũng có thể sử dụng được. Khả năng làm ấm cơ thể của gừng sẽ làm dịu các cơn ho, cảm cúm tức thì.
9, Chữa cảm cúm cho trẻ bằng tinh dầu tỏi
Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đàm… Theo y học hiện đại, việc sử dụng tỏi hằng hàng có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa. Với người lớn hoặc trẻ nhỏ sử dụng tinh dầu tỏi giúp phòng tránh và trị cảm cúm hiệu quả.
Cách làm
Vì tỏi có tính hăng, nên khi muốn giảm bớt tính hăng các mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào cháo cho bé ăn hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những cách trị cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu mà các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con yêu của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ mắc cảm cúm lâu ngày không khỏi hay quá nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ khám, điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh những biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ.
Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.