Cảm cúm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Chia sẻ bài viết này

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp, xảy ra nhiều hơn vào thời điểm giao mùa, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và có thể phát triển thành dịch. Bệnh thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Khác với các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Vậy cảm cúm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng khi bị bệnh là gì? Phải làm gì khi bị cảm cúm? Cùng Medichoice tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Cảm cúm là bệnh gì? 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm, gây ra do vi rút gây ra, các nhóm vi rút phổ biến: A, B, C. Hai vi rút bệnh phổ biến là cúm A và cúm B. Năm 2009, bệnh cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu, và trở thành một trong những chủng bệnh cúm mùa phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra từ vi rút cúm A/H1N1, hay còn được gọi là cúm lợn, do ban đầu các nhà khoa học cho rằng có chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn. Đỉnh điểm của dịch cúm A là năm 2009, bùng phát thành đại dịch trên toàn cầu, có tốc độ lây lan rất nhanh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó có khoảng nửa triệu người tử vong do những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm.

Cảm cúm là bệnh gì?

Theo một số các nghiên cứu cho thấy tình trạng cảm cúm có xu hướng phổ biến trong cộng đồng kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân và nhất là những tháng mùa đông. Với bệnh cảm cúm, bạn nên tiêm vắc xin phòng ngừa mỗi năm vì hoạt động của chủng virus gây bệnh có sự thay đổi qua mỗi năm. 

Cảm cúm có thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng nặng hơn như viêm phổi. Việc này thường xảy ra với các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay người có hệ thống miễn dịch yếu,…

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cảm cúm. Đặc biệt, vào thời điểm thay đổi, sức đề kháng yếu, người bệnh thường dễ bị bệnh hơn. Vi rút cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

nguyên nhân gây cảm cúm
Cảm cúm thường do virus cúm gây bệnh

Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.

Virus cúm liên tục thay đổi, với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trước đây bạn bị cúm, cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại loại virus đặc biệt đó. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với chủng mà bạn gặp phải trước đây, các kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, các kháng thể không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới. Do đó, bạn vẫn có thể mắc bệnh cúm trong tương lai.

Triệu chứng thường gặp của cảm cúm 

Triệu chứng thường gặp của cảm cúm
7 triệu chứng phổ biến nhận biết bệnh cúm

Các dấu hiệu cảm cúm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, đôi khi nó có thể gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng sau:

– Sốt hoặc ớn lạnh

– Ho

– Đau họng

– Chảy nước mũi và nghẹt mũi

– Đau nhức cơ thể

– Đau đầu

– Mệt mỏi

Một số người có thể nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù các triệu chứng cảm cúm này thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn.

Đối tượng dễ bị mắc cảm cúm

Cảm cúm gặp ở bất kỳ ai với mọi lứa tuổi và thể trạng cơ thể khác nhau. Đặc biệt, những người có nguy cơ bị cúm cao hơn người bình thường bao gồm:

– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi

– Người lớn trên 65 tuổi

– Những người sinh sống lâu ở các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn khác

– Phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh 2 tuần

– Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tim, thận, gan, tiểu đường…

– Những người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên

So sánh cảm cúm, cảm lạnh và Covid -19 

Dưới đây là bảng so sánh các triệu chứng của COVID-19 so với các bệnh phổ biến khác có một số triệu chứng tương tự dễ bị nhầm lẫn:

Triệu chứng Covid-19 Cảm lạnh  Cảm cúm Dị ứng 
Sốt  Phổ biến hiếm Phổ biến Đôi khi 
Ho khan Phổ biến Vừa phải Phổ biến Đôi khi 
Khó thở Phổ biến Không Không Phổ biến
Đau đầu Đôi khi Hiếm Phổ biến Không
Đau nhức khó chịu trong cơ thể Đôi khi  Phổ biến Phổ biến Không
Đau họng  Đôi khi  Phổ biến Phổ biến Không
Mệt mỏi Đôi khi Đôi khi Phổ biến Đôi khi 
Tiêu chảy Hiếm  Không Đôi khi Không
Sổ mũi  Hiếm  Phổ biến Đôi khi Phổ biến
Hắt hơi Không  Phổ biến  Không  Phổ biến 

Nguyên tắc điều trị cảm cúm

Để điều trị diễn ra hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

– Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng của cảm cúm như hạ sốt, giảm đau, bù dịch, giảm ho,…

– Thuốc kháng sinh không phải thuốc điều trị: Cần sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị cảm cúm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thứ phát trên bệnh nền cảm cúm và cần được chỉ định của bác sĩ kê đơn.

– Nhập viện khi cần thiết: Hầu hết các trường hợp bị cảm cúm đều được chỉ định điều trị ngoại trú. Nhưng bệnh nhân cần nhập viện ngay khi có các dấu hiếu nặng để điều trị tích cực.

Chữa cảm cúm bằng phương pháp không dùng thuốc 

Để điều trị bệnh cảm cúm, ngay từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác như xoa bóp, xông hơi,… rất hiệu quả.

– Phương pháp xông hơi 

Phương pháp xông hơi trị cảm cúm có thể sử dụng được cả cho hai thể cảm cúm, thực hiện bằng cách để hơi từ các loại dược liệu bốc lên khiến cơ thể ra mồ hôi giúp giảm nhanh tình trạng cảm cúm. 

Phương pháp xông hơi trị cảm cúm

Nguyên liệu để làm nước xông hơi từ các loại lá cây tự nhiên, giàu tính dược học như: lá bưởi, cúc tần, lá tre, tía tô, ngải cứu, lá sả, hương nhu. 

Thực hiện làm nước xông hơi rất dễ. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đổ ngập nước, đậy vung kín, đun sôi rồi phút. Khi xông, bệnh nhân nên chùm chăn hoặc khăn kín, từ từ mở vung tránh bị bỏng. 

Nguyên tắc của xông hơi chính là hơi nóng bốc lên làm cơ thể người bệnh nóng dần và toát ra mồ hôi, ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên khi nồi xông hơi lạnh cần phải mặc ấm ngay, lau khô mồ hôi, tránh trường hợp để ngấm mồ hôi, như vậy bệnh lại càng thêm bệnh. 

Lưu ý nhỏ khi sử dụng phương pháp này: 

+ Bệnh nhân cần xông ở nơi kín gió, thường là trong phòng tắm.

+ Không xông hơi với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, người mất máu, mất nước nặng 

+ Sau khi xông nên ăn cháo hành hoặc cháo thịt, trứng để bồi bổ cơ thể. 

– Phương pháp đánh gió

Phương pháp này cũng rất hiệu quả để điều trị cảm cúm đặc biệt với bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Nguyên liệu để đánh gió cũng rất dễ tìm kiếm, có sẵn trong nhà: 

+ Lòng trắng trứng và dây chuyền (nhẫn, vòng) bạc

+ Lá trầu không và dầu hỏa

+ Gừng tươi, tóc rối và rượu. 

Nguyên tắc đánh gió cũng đơn giản: người bệnh có thể ngồi hoặc nằm, đánh từ trên xuống dưới, đánh từ ngoài vào trong. 

Nguyên liệu được đánh gió sử dụng phổ biến nhất là lòng trắng trứng gà cùng vòng (dây chuyền) bạc. Trứng gà sau khi luộc chín, lấy lòng trắng cùng vòng bạc cho vào khăn mỏng (thường là khăn mùi xoa) bọc lại, lau khắp người. Đây là phương pháp phổ biến đánh gió cho trẻ em. Sau khi đánh cảm, vòng bạc chuyển từ trắng sang màu đỏ hoặc đồng. 

– Phương pháp xoa bóp bấm huyệt: 

Bên cạnh chữa cảm bằng đánh gió, xông hơi, có thể sử dụng xoa bóp, bấm huyệt trị cảm cúm, dùng tay ấn vào các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông, giảm nhanh tình trạng cảm cúm. Khi bấm huyệt, cần phân bổ lực vừa phải từ nhẹ đến mạnh, bấm một nhịp mạnh rồi một nhịp nhẹ. 

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị cảm cúm

Cần xoa bóp, bấm huyệt theo các vị trí sau: 

+ Vuốt trán

Lấy 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa vuốt từ giữa trán sang hai bên đến tận huyệt thái dương. Thực hiện 30 lần. 

+ Vuốt ấn đường: 

Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ vuốt từ ấn đường lên đỉnh trán. Thực hiện 30 lần. 

+ Day huyệt nghinh hương: 

Dùng ngón tay giữa day vào huyệt nghinh hương, thực hiện 50 lần. 

+ Day huyệt thái dương

Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương. Lưu ý, chỉ được dùng phần thịt đầu ngón tay để bấm huyệt, không sử dụng móng tay.

+ Day huyệt phong trì: 

Dùng 2 ngón tay cái day ấn vào huyệt phong trì, thực hiện 15 lần. 

+ Day huyệt khúc trì: 

Dùng ngón cái day huyệt khúc trì, thực hiện 30 lần

+ Bấm huyệt hợp cốc: 

Dùng ngón tay bấm vào huyệt hợp cốc ở tay, thực hiện 30 lần.

chua-cam-cum-bang-dong-yTất tần tật các phương pháp chữa cảm cúm bằng đông y

Bên cạnh chữa bằng y học hiện đại, từ ngàn đời nay, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa cảm cúm bằng đông y rất hiệu quả…Chi tiết

Điều trị cảm cúm bằng phương pháp Tây y 

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường tự khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Người bệnh nên uống thuốc và thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen).

Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh cúm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Điều trị cảm cúm bằng phương pháp Tây y

Nếu người bệnh có triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,…

Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời. 

Với trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú không được chủ quan trong việc điều trị bệnh. Có nhiều thuốc có liều lượng sử dụng cho trẻ em, nên sử dụng đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Tương tự đó, với phụ nữ có thai khi sử dụng thuốc bất kỳ, có thể gây tác dụng phụ tới thai nhi. 

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả 

phòng ngừa cảm cúm

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

– Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

– Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

– Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Cảm cúm là bệnh thông thường, phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian khác nhau. Để phòng ngừa, hạn chế mắc bệnh, bạn nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Nếu có bất cứ dấu hiệu của cảm cúm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ ngay hotline 08.4833.3382 / 02473028228 để được tư vấn ngay hôm nay.


medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.