Viêm mũi dị ứng mãn tính điều trị thế nào hiệu quả

Chia sẻ bài viết này

Là chứng bệnh gặp ở nhiều người, viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe, cuộc sống và công việc. Vậy bạn đã nắm được những thông tin quan trọng và cần thiết về bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tham khảo tất tần tật các thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là gì trong bài viết sau nhé! 

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh gì? 

Viêm mũi dị ứng kéo dài trên 3 tháng, tái phát và kéo dài dai dẳng được gọi là bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc vùng khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới. 

Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ được chia thành 2 lại: Viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mạn tính. 

  • Viêm mũi dị ứng cấp tính sẽ khỏi sau không quá 6 tuần. Bệnh có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. 
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài lên đến 12 tuần. Bên cạnh các triệu chứng thông thường giống bệnh cấp tính thì chúng còn có các dấu hiệu như ù tai, nhức đầu, ngủ ngáy, rối loạn khứu giác. Một vài người bệnh có thể nhầm lẫn tình trạng này với bệnh viêm xoang, dẫn đến việc kéo dài dai dẳng và trở nặng hơn. 

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm hay không? 

Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính trạng người bệnh và không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng quá lâu, bệnh gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống, công việc của con người. 

bai-thuoc-chua-cam-lanh

Theo một vài nghiên cứu khoa học, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, suy giảm trí nhớ,…  

Các biến chứng người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gặp phải gồm:

  • Viêm xoang cấp và mãn tính
  • Viêm họng mãn tính
  • Polyp mũi
  • Hen suyễn
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Trầm cảm

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính 

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh liên quan phần lớn đến các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và cơ địa của con người. Bệnh chỉ có biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật hoặc mùi lạ. 

Nguyên nhân gây bệnh

Một vài nguyên nhân là tác nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng gồm: 

  • Thời tiết lạnh, nóng đột ngột, giao mùa, ẩm ướt
  • Bụi, phấn hoa, mùi hóa chất, khói thuốc lá, khói bếp, bông, vải, sợi, lông động vật/thú cưng như chó, mèo, gia cầm…
  • Ký sinh trùng: bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò,… 
  • Một vài thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, thịt đỏ, đồ sống,… 
  • Một số dược phẩm dễ gây dị ứng như aspirin, kháng sinh nhóm beta lactam 
  • Vi khuẩn: Thường là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae (phế cầu), H. influenzae (Hib), tụ cầu, liên cầu….
  • Cơ địa dị ứng: Viêm da dị ứng, eczema, tổ đỉa, mề đay mãn tính, hen suyễn,…  

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa của người bệnh. Một vài dấu hiệu nhận biết điển hình gồm: 

  • Hắt hơi liên tục (hắt hơi từng cơn hoặc hắt hơi thành tràng dài) 
  • Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi và đau nhức hốc mũi
  • Niêm mạc mũi sưng đỏ, phù nề
  • Giảm khứu giác, mất khả năng nhận biết mùi hương 
  • Ho, rát họng, viêm họng.
  • Đau nhức mắt, chảy nước mắt
  • Sốt, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, mất ngủ, căng thẳng kéo dài …

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính như thế nào? 

Vì là bệnh kéo dài dai dẳng nên việc áp dụng các giải pháp cần phải kiên trì và cần thực hiện liên tục. Một vài các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính như sau: 

Sử dụng các mẹo dân gian

Một vài mẹo dân gian giúp chữa viêm mũi dị ứng giúp cải thiện tình trạng viêm mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng áp dụng các mẹo hay như:

  • Xông mũi: Sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như sả, gừng tươi hoặc các loại tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, dầu tràm để thông mũi, diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng ứ đọng dịch mũi. 
  • Uống nước ấm: 2,5 lít nước ấm mỗi ngày vừa giúp đảm bảo sức khỏe lại có thể làm loãng dịch nhầy mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi đáng kể.
  • Uống trà thảo mộc: Các loại trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà.. có thể hỗ trợ cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Ngoài ra, trà thảo mộc còn giúp làm ho, giảm ngứa họng, giúp người bệnh ngủ tốt và tinh thần thoải mái hơn. 
  • Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm nhẹ lên vùng mũi xoang mỗi ngày nhiều lần có thể giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và khó thở. 
  • Xoa bóp, massage hoặc bấm huyệt: Liệu pháp này tác động vào một số huyệt vị xung quanh mũi, làm cải thiện tình trạng ngạt mũi, tăng cường lưu thông máu, giúp niêm mạc mũi hết sưng nề, xung huyết.

Sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro và nguy cơ rủi ro khác. 

Một vài loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc này có thể được kê đơn theo 2 dạng (thuốc xịt hoặc thuốc uống). Dạng thuốc xịt có hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ liên quan đến hen suyễn và kích ứng niêm mạc. Thuốc uống có thể ức chế hoạt tính của Histamin – hoạt chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng. 
  • Thuốc co mạch, chống phù nề: Naphazolin, Xylometazolin… dùng dạng nhỏ hoặc xịt tại chỗ. Thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, trong những đợt cấp của bệnh.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc corticoid chứa hoạt chất Beclomethason, Budesonid, Fluticason… có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm phù nề và chống dị ứng mạnh… thường được dùng dạng uống hoặc nhỏ tại chỗ.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì mau khỏi?

Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị, bệnh nhân nên xây dựng, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý hạn chế bệnh nặng hơn…Chi tiết

Guardimmu – thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính 

Người bệnh mắc viêm mũi dị ứng mãn tính chắc chắn sẽ cảm nhận thấy cơ thể luôn nhạy cảm, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong suốt quá trình bị bệnh. Việc lựa chọn một sản phẩm lý tưởng để mang theo bên mình giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng đề kháng và làm giảm các triệu chứng bệnh sẽ là một giải pháp lý tưởng. 

Guardimmu là sản phẩm uy tín, chất lượng được phát triển từ bài thuốc Y học cổ truyền có 800 năm lịch sử. Cho đến hiện nay, Guardimmu được ưu việt hóa phù hợp với khí hậu và thể trạng của người Việt. 

Guardimmu được bào chế từ các thành phần quý hiếm và tinh túy gồm hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, trần bì, ô mai,… Sản phẩm được đánh giá là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng  mãn tính.

Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng tuyệt vời cho những người có cửa sổ miễn dịch yếu (trẻ em, người già, người mắc các bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…). Đặc biệt, Guardimmu còn đặc trị và làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm do cảm, cúm, viêm đường hô hấp,…

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách thức điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Bạn đọc cần lưu ý rằng, bệnh này sẽ hoàn toàn không khỏi được. Do đó các giải pháp được liệt kê trong bài viết sẽ chỉ giúp làm thuyên giảm tình trạng của bệnh. Hy vọng thông tin bài viết hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh! 

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.