Mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

mẹ bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi

Chia sẻ bài viết này

Trong quá trình mang thai, bất cứ thay đổi nào liên quan đến sức khỏe mẹ bầu đến sức khỏe của mẹ cũng có thể tác động đến sức khỏe của bé. Một trong những câu hỏi các mẹ luôn lo lắng là: Khi các mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu mẹ cũng đang thắc mắc câu hỏi trên thì bài viết dưới đây chính là những gì bạn cần tìm. Cùng tìm hiểu ngay nào!

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt xì hơi nhiều ở mẹ bầu 

Mẹ bầu trong thời gian mang thai bị hắt hơi nhiều và thường xuyên là tình trạng khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: 

– Viêm mũi thai kỳ 

Khi mang thai, cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của mẹ lúc này không chỉ để bảo vệ mẹ và còn bảo vẹ cả thai nhi. Do đó, thời điểm này, mẹ rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập, tác động gây nên tình trạng viêm mũi kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia đã chỉ ra có đến 39% phụ nữ gặp phải tình trạng viêm mũi thai kỳ, kèm hắt hơi trong suốt quá trình mang thai. 

hắt xì hơi nhiều ở mẹ bầu

Khi bị viêm mũi thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường gặp các triệu chứng: nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Tình trạng này có thể kéo dài đến hơn 6 tuần hoặc lâu hơn. Do lưu lượng máu đến màng nhầy tăng, các vi khuẩn trong màng nhầy và mảng bụi bẩn bắt đầu tạo phản ứng với nhau, gây viêm sưng mũi. 

– Cảm cúm hoặc cảm lạnh 

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ rất dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Trong đó hắt xì là triệu chứng đặc trưng kèm theo các biểu hiện khác. 

Cảm lạnh là tình bệnh do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới mũi. Cảm cúm cũng là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type cúm phổ biến là cúm A, B, C, tùy vào từng chủng loại mà có thể thành dịch hay không. Đây đều là những bệnh lý rất phổ biến, gặp ở mọi đối tượng, nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh trong thời gian thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý. Mẹ cần đến khám tại các cơ sở y tế, sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị nào theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự lý sử dụng thuốc điều trị. Rất nhiều trường hợp biến chứng có thể dẫn đến tình trạng co thắt tử cung hoặc nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. 

– Dị ứng 

Khi bị dị ứng mẹ bầu cũng sẽ gặp tình trạng hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo các biểu hiện bệnh khác. Theo một nghiên cứu, các chuyên gia đã đánh giá rằng: dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non. Nhưng các triệu chứng của bệnh rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và làm giảm chất lượng cuộc sống, làm việc của mẹ rất nhiều. 

2. Mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi?

mẹ bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi

Tình trạng mẹ bầu hắt xì hơi nhiều dù đơn giản nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

– Hắt xì hơi khi mang thai sẽ tác động tới tử cung, gây ra những cơn co thắt dẫn đến dọa sảy, đẻ non…

– Hắt xì hơi cũng là một động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

– Nếu bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa. Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

3. Khi nào mẹ bầu cần khi khám bác sĩ? 

Mặc dù triệu chứng mẹ bầu hắt xì hơi nhiều này rất phổ biến và không có gì nguy hiểm, nhưng nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau cần khi khám bác sĩ ngay lập tức: 

– Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở

– Sốt trên 38 độ

– Người bị mất nước

– Ăn không ngon, mất ngủ

– Ngực đau, hơi thở khò khè

– Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.

4. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều liên tục cần làm gì? 

Đối với người bình thường, việc sử dụng thuốc để điều trị hắt hơi rất đơn giản, nhưng với mẹ bầu cần chú ý việc sử dụng thuốc trị sổ mũi. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra: sử dụng thuốc  trong 3 tháng đầu rất nguy hiểm, có thể gây tác dụng phụ hoặc để lại dị tật cho thai nhi. 

Mẹ bầu cần làm gì khi bị hắt xì hơi liên tục

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà:

– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi, hắt xì hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.

– Trong quá trình mang thai mẹ cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô. 

– Không để mẹ bầu tiếp xúc với các chất kích thích hoặc môi trường nhạy cảm như khói thuốc lá, bụi, lông động vật,…

– Đeo khẩu trang nơi đông người và thường xuyên sát khuẩn tay thường xuyên.

– Bổ sung thêm nhiều món ăn giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu. 

Trên đây Medichoice đã giúp mẹ trả lời câu hỏi: “Mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không”. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ có thêm những kiến thức hay, bổ ích trong quá trình mang thai và nuôi dạy con. Theo dõi Meichoice để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị mỗi ngày nhé.

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.