Cúm mùa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ, điều trị

Chia sẻ bài viết này

Cúm mùa thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, xảy ra phổ biến khi thời tiết thay đổi, có thể lan rộng thành dịch. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, thời gian, địa điểm nào. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây, Medichoice tổng hơp kiến thức về bệnh trong bài viết: “Sổ tay kiến thức về cúm mùa”. Mời các bạn cùng theo dõi. 

Bệnh cúm mùa là gì? 

Theo thông tin đăng tải chính thức trên Bộ Y tế: Bệnh cúm mùa (tiếng anh: flu season) là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. 

Bệnh cúm mùa là gì?
Bệnh cúm mùa là gì?

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp, tại Việt Nam ghi nhận các ca bị bệnh quanh năm. Theo số liệu của Bộ Y tế, tại nước ta 11 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. 

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch … thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị sớm mà để bệnh tiến triển ngày càng nặng.

Thời điểm phát triển mạnh của bệnh trong năm chính là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới, , vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Nguyên nhân bị bệnh cúm mùa 

Bệnh cúm mùa gây nên do vi rút cúm (Influenza virus) gây ra. Virus này thường xuyên biến thể với các chủng mới xuất hiện. Những biến thể mới được gọi là “trôi” kháng nguyên, lâu dần tích tụ thành kháng nguyên mới, đó là sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Với những phân type kháng nguyên mới có thể gây đại dịch cúm trên toàn cầu rất nguy hiểm. 

Triệu chứng cúm mùa 

Khi tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ có thời gian ủ bệnh (khoảng 2 -1 4 ngày, tùy theo loại chủng cúm). Thời gian này, người bệnh sẽ có những triệu chứng của cúm mùa ban đầu như: sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi. Nhiều chủng loại cảm cúm có thời gian ủ bệnh lâu hơn, trong giai đoạn ủ bệnh có thể không gặp những triệu chứng trên.

Triệu chứng cúm mùa 

Sau khoảng thời trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác như: ngạt mũi, ho có đờm, chảy nước mũi. Với trẻ nhỏ, khi bị cúm còn kèm theo các triệu chứng như: đau họng, sưng hạch, tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các triệu chứng trên có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy theo tình trạng người bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm mùa thường giới hạn ở đường hô hấp trên. 

Sau khoảng 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn còn có thể kéo dài ở người bệnh mặc dù đã được điều trị thuốc. Bệnh nhân sẽ khỏi hẳn bệnh, chấm dứt các triệu chứng và cảm giác mệt mỏi sau 1 đến 2 tuần. 

Nghẹt mũi, ho có đờm

Nghẹt mũi, ho có đờm là triệu chứng của bệnh gì?

Nghẹt mũi, ho có đờm là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ…Chi tiết

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa 

Bệnh cúm mùa là bệnh phổ biến, tuy nhiên với những chủng cúm nặng hoặc người bệnh có sẵn bệnh lý nền khác, nếu chủ quan trong quá trình điều trị có thể dẫn đến những biến chứng bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 

Bệnh cúm màu do vi rút cúm gây ra, tổn thương đến đường hô hấp. Khi bệnh chuyển nặng, sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm nhiễm đường tiết niệu,…. Những người có nguy cơ gặp biến chứng cao là: trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người già trên 65 tuổi, người có sẵn các bệnh lý nền: tiểu đường, suy thận, tim mạch,…

Với phụ nữ mang thai, bệnh cúm mùa không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể tác động trực tiếp tới thai nhi. Nếu bà bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu, có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. 

So sánh cúm mùa và covid – Đọc để bảo vệ chính mình

Cúm mùa và Covid-19 đều có các triệu chứng khá giống nhau khiến không ít người bệnh chủ quan bác sĩ cũng khó chẩn đoán chính xác nếu không làm xét nghiệm cần thiết.Chi tiết

Một số chủng cúm mùa điển hình 

– Cúm A

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do virus Cúm A gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng theo cách lây lan của cúm thường: qua dịch tiết hoặc giọt bắn của người bệnh lưu lại trong không khí; tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng chứa virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt. Ngoài ra, dùng chung vật dụng với người bệnh cũng rất dễ bị lây nhiễm virus cúm A. Virus Cúm A gồm các chủng H1N1, H5N1 và H7N9. Những chủng này cũng có khả năng lây nhiễm cho động vật.

các chủng cúm mùa điển hình

– Cúm B 

Cúm B là vi rút truyền từ người sang người. Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng: ớn lạnh, sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau nhức cơ thể, viêm họng, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng,… 

Chủng cúm B có thể dẫn đến các biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp, suy hô hấp, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết,… nặng có thể gây tử vong. 

– Cúm C 

Bệnh cúm do vi rút cúm C gây ra, gây bệnh nhẹ và chỉ gây bệnh lẻ tẻ trên người, không gây dịch.

Phương pháp điều trị cúm mùa hiệu quả 

– Nguyên tắc điều trị cúm mùa 

+ Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

+ Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

+ Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

+ Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Nguyên tắc dùng thuốc điều trị cúm mùa

– Phương pháp điều trị cúm mùa 

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường tự khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Người bệnh nên uống thuốc và thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ: 

Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen).

Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh cúm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Nếu người bệnh có triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,…

Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời. 

Với trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú không được chủ quan trong việc điều trị bệnh. Có nhiều thuốc có liều lượng sử dụng cho trẻ em, nên sử dụng đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Tương tự đó, với phụ nữ có thai khi sử dụng thuốc bất kỳ, có thể gây tác dụng phụ tới thai nhi. 

thuoc-cam-cum-cho-be

Cẩm nang sử dụng thuốc cảm cúm cho bé – bố mẹ cần biết

Khi thấy những dấu hiệu cảm, ho nên sử dụng thuốc cảm cúm cho bé để bảo vệ bé, hạn chế tác nhân gây bệnh? Sử dụng thuốc  như thế nào để có hiệu quả điều trị tốt nhất.Chi tiết

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh cúm mùa đúng cách 

phòng ngừa bệnh cúm mùa đúng cách

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

– Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

– Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

– Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe khi bị cảm cúm 

Để đảm bảo tốt nhất hiệu quả điều trị cảm cúm, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp sau: 

– Áp dụng các biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang.

– Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho (nếu có) và/hoặc thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của nhân viên y tế; Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

– Cho người bệnh ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C. 

– Thực hiện các biện pháp phòng dịch: đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người hoặc tiếp xúc với người bị bệnh, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên. 

– Tăng sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. 

Trên đây là tổng hợp kiến thức về bệnh cúm mùa cũng như phương pháp điều trị – phòng ngừa bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh cúm mùa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh, liên hệ ngay hotline 08.4833.3382 / 0247 3028 228 để được chuyên gia tư vấn nhé.

Biên tập thuocchon.vn


Nguồn tham khảo

• The Flu Season https://www.cdc.gov/flu/about/season/flu-season.htm

• Flu season https://en.wikipedia.org/wiki/Flu_season

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.