Hướng dẫn cách chữa cảm cúm bằng xông hơi giải cảm cực tốt

tía tô dùng xông hơi

Chia sẻ bài viết này

Chữa cảm cúm bằng xông hơi là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất, đẩy lùi cảm cúm. Cách làm này được áp dụng dựa trên điều tiết thân nhiệt của cơ thể từ quá trình bài tiết mồ hôi. Vậy chữa cảm cúm bằng xông hơi có khỏi không? Cùng Medichoice tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Xông hơi là phương pháp gì? 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm, do các vi khuẩn, vi rút gây viêm nhiễm đường hô hấp, phổ biến là vi rút cúm A, B, C. Theo đông y, cảm cúm được xếp vào chứng thương phong, do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây bệnh khi bệnh nhân có sức đề kháng sút kém hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, họng, thanh quản,…. Bệnh xảy ra quanh năm, chủ yếu vào thời điểm thay đổi thời tiết, giao mùa, ở mọi độ tuổi khác nhau. 

Xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, có nguồn gốc dân gian dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Khi xông hơi cơ thể chúng ta sẽ thường tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại vi. Đây là phương pháp hữu hiệu, không những giúp cơ thể giải cảm mà còn có tác dụng đặc biệt khác như chống phù nề, trừ nặng nề cơ thể, giải độc cơ thể. 

Theo trang Medical News Today, xông hơi mạng lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tuần hoàn, mỡ lỗ chân lông và làm đẹp da, giảm cứng khớp, giảm căng thẳng, mở xoang…Trong đó, tác dụng mở xoang giúp phá vỡ tắc nghẽn ở xoang và phổi giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh, trị xoang hiệu quả.

Nguyên liệu có thể kết hợp nhiều loại lá như: lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà,… Đây đều là các cây thuốc quen thuộc được trồng và mọc hoang nhiều trong vườn nhà, ngoài đồng ruộng, rất dễ tìm lại có hiệu quả tốt trong phòng và điều trị nhiều bệnh.

2. Lá xông cảm cúm gồm những gì? 

Theo kinh nghiệm dân gian, ông cha ta thường dùng các loại lá cây có tác dụng trong đông y để nấu nước xông hơi. Tinh dầu trong lá thuốc có tác dụng sát trùng đường hô hấp, tán ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, hạ nóng sốt, tiêu độc giải cảm rất tốt. Ngày nay, ngoải sử dụng các lá cây, các loại tinh dầu cũng được sử dụng để xông hơi rất tốt. 

Các loại lá cây được dùng để nấu nước xông hơi trị cảm cúm phổ biến gồm: 

– Lá tre: Tính hàn, vị cay, nhạt, ngọt, vào kinh tâm và kinh phế, giúp giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm. Chỉ định: Làm thuốc ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa viêm nhiễm, phù thũng, cảm sốt. Liều dùng ngày dùng 20-30 g dưới dạng thuốc sắc (uống hoặc xông).

– Sả: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây, nấu nước xông. Nó còn được dùng chữa chàm mặt (rễ giã nát, vắt lấy nước chấm vào vùng bị chàm), đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém.

– Tía tô: Tính ôn, vị cay, mùi thơm, vào kinh phế và kinh tỳ. Lá tía tô làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo giảm đau, chữa ho, đầy hơi, kém tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng do thực tích. Ngày dùng 3-6 g hay 3-10 g dưới dạng thuốc sắc.

– Hương nhu: Dùng toàn cây trừ rễ, hái về phơi hay sấy khô. Hái cây lúc ra hoa hoặc 1 số hoa đã kết quả. Tính hơi ôn, vào kinh phế và kinh vị. Tác dụng: Thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi. Thường dùng chữa cảm nắng, sốt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài.

– Long não: Tính nóng, vị the, có độc, vào kinh tâm và kinh phế.

– Bạc hà có tác dụng sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. 

– Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu.

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng có khỏi không?

Có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng, trong đó xông mũi là một trong những biện pháp an toàn, lành tính…Chi tiết

3. Tác dụng của chữa cảm cúm bằng xông hơi 

Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi cơ thể bị cảm, lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ra các triệu chứng: sốt, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô, không có mồ hôi, khó chịu, đau nhức mình mẩy,…

Khi xông, hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái.

Bà bầu bị cảm cúm có xông được không?

Sự thật bà bầu bị cảm cúm có nên xông giải cảm hay không?

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp về việc bà bầu bị cảm cúm có nên xông hay không nhé…Chi tiết

4. Hướng dẫn cách thực hiện nồi nước xông hơi chữa cảm cúm 

Để làm nồi nước xông hơi chữa cảm cúm cũng rất đơn giản. Các loại lá xông rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi vài phút. Người bệnh ở trong phòng kín, tránh gió lùa. Đặt nồi nước xông trên giường, người bệnh trùm kín chăn ngồi xông từ 10 – 15 phút. Khi tiến hành xông cần có một người ở bên cạnh để phục vụ và chăm sóc người bệnh. 

Trong lúc xông phải lưu ý tránh nhiệt độ tăng đột ngột. Cần mở nồi xông từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đột ngột, có thể dẫn đến sốc, tụt huyết áp, trụy tim mạch,… Khi đã ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì thôi, không nên xông kéo dài, sau đó dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo sạch.

Cần lưu ý, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại nước không thoát được sẽ dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Sau khi xông nên ăn cháo hành, lá tía tô, cho thêm chút muối, hoặc uống nước ấm, nghỉ ngơi sẽ rất tốt.

5. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp xông hơi chữa cảm cúm 

Phương pháp nấu lá xông hơi có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.

Không được áp dụng liệu pháp này cho người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.

Các loại lá xông giải cảm tuy là những loại lá rất quen thuộc và dễ kiếm tuy nhiên tác dụng giải cảm rất tuyệt vời. Nếu bị cảm bạn hãy áp dụng ngay phương pháp này kèm theo việc ăn uống đầy đủ là cơ thể của bạn được hồi phục sau 1-2 ngày.

Trong quá trình xông hơi đề phòng bỏng nước nóng, không xông hơi khi người bệnh đang sốt cao hoặc hôn mê. 

Chữa cảm cúm bằng xông hơi là phương pháp chữa bệnh thông dụng, đã được dân gian kiểm chứng và lưu truyền sử dụng cả nghìn đời nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi ngay Medichoice để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.


Nguồn tham khảo:

Xông hơi https://vi.wikipedia.org/wiki/Xông_hơi

Steam Inhalation: What Are the Benefits? https://www.healthline.com/health/steam-inhalation

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.