Cẩm nang sử dụng thuốc cảm cúm cho bé – bố mẹ cần biết

thuoc-cam-cum-cho-be

Chia sẻ bài viết này

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, nên rất dễ bị vi khuẩn, vi-rút tấn công, xâm nhập khiến bé rất hay bị bệnh đặc biệt là cảm cúm. Khi thấy những dấu hiệu cảm cúm, ho phải sử dụng thuốc cảm cúm cho bé để bảo vệ cơ thể bé, hạn chế tác nhân gây bệnh? Sử dụng thuốc  như thế nào để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu như bố mẹ đang gặp phải vấn đề trên hãy xem ngay những chia sẻ trong “Cẩm nang sử dụng thuốc cảm cúm cho bé” của Medichoice dưới đây nhé. 

1. Triệu chứng nào báo hiệu bé đang bị cảm cúm? 

Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, chủ yếu là vi-rút cúm A, cúm B. Với cơ thể bé có hệ miễn dịch còn yếu, đang hoàn thiện, các vi rút này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé, gây bệnh. 

Khi trẻ bị cảm cúm, trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: bỏ ăn, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, quấy hay khóc, sốt cao đột ngột, hắt hơi, sổ mũi,…. Tuy nhiên, những biểu hiện trên rất giống với những triệu chứng của bệnh cảm lạnh, bố mẹ cần cho bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện và điều trị đúng bệnh cho bé. 

thuoc-cam-cum-cho-be
Thuốc cảm cúm cho bé

Bé rất dễ mắc cúm khi thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường, thời tiết chuyển mùa đặc biệt vào màu đông khi có không khí lạnh tăng cường. Bố mẹ cần đặc biệt giữ ấm cơ thể bé, đặc biệt là hệ hô hấp, giữ ấm cổ, lòng bàn chân, bàn tay,… để bảo vệ cơ thể bé. 

2. Trẻ bị cảm cúm nên uống thuốc gì? 

Dưới đây là những loại thuốc trị cảm cúm cho bé thường được các bác sĩ kê đơn:

– Guardimmu 

Guardimmu là sản phẩm được phát triển từ bài thuốc Y học cổ truyền có 800 năm lịch sử, được ưu việt hóa phù hợp với khí hậu và thể trạng của người Việt. Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, sản phẩm được bào chế theo bí quyết riêng và sản xuất trên dây chuyền chuẩn GMP.

Guardimmu an toàn cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ. Được đóng gói riêng lẻ, sản phẩm dễ dàng sử dụng và thuận tiện mang theo bên mình. Thuốc có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho những người có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền. Bên cạnh đó, sản phẩm hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm do cảm, cúm, viêm đường hô hấp.

thuoc-cam-cum-cho-be
Thuốc cảm cúm cho bé

– Paracetamol (Acetaminophen)

Đây là hoạt chất thường được sử dụng trong các thuốc giảm đau nhanh và hạ sốt ở trẻ em. Hoạt chất này giúp làm giảm thân nhiệt ở trẻ bị sốt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh…

thuốc cảm cúm Paracetamol

Paracetamol có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nên dùng ở mức hạn chế do trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi do dễ bị nhiễm độc paracetamol, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

– Decongestant

Đây là nhóm thuốc chống sung huyết (thuốc thông mũi) có thể giúp giảm triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, bao gồm các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine.

Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ. Nếu dùng decongestant ở dạng nhỏ mũi hoặc xịt mũi bạn chỉ cho trẻ sử dụng từ 3-5 ngày. Nếu sử dụng thời gian dài có thể bị tác dụng ngược và làm triệu chứng bệnh nặng hơn.

– Thuốc ức chế ho 

Khi bị cảm cúm, bé bị ho kèm theo, gây ngứa, rát cổ họng, để lâu trẻ rất dễ biến chứng viêm phổi, viêm amidan. Để hạn chế tình trạng trên, các bác sĩ thường kê thêm thuốc ức chế ho để  giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm. Tình trạng chảy dịch mũi nhiều, bố mẹ có thể sử dụng thuốc chống sung huyết kèm với siro ho. 

– Thuốc kháng Histamine

Histamine là một chất do cơ thể tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng Histamine. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến việc giải phóng Histamine như: hắt xì, ho, chảy nước mắt. 

Lưu ý nhỏ khi bố mẹ sử dụng thuốc này là trẻ có thể bị ngộ độc khi sử dụng sai liều lượng. Nên bố mẹ cần tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. 

3. Những bài thuốc dân gian trị cảm cúm rất nhạy 

Bên cạnh sử dụng Tây y, những bài thuốc dân gian cũng cực kỳ hiệu nghiệm, được lưu truyền từ hàng nghìn đời nay trong điều trị cảm cúm trẻ em. 

– Bài thuốc 1: Sử dụng lá hẹ 

Trong Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua, cay nhẹ, có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Thành phần kháng sinh trong lá này có tác dụng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi rút gây cảm cúm, từ đó giảm nhanh các triệu chứng cảm. 

Sử dụng lá hẹ chữa cảm cúm bạn có thể làm theo cách lá hẹ hấp mật ong. Dùng một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt khúc vừa miệng bé ăn. Sau đó cho phần lá hẹ vào bát, đổ mật ong ngập mặt lá, hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau khi hấp, mẹ có thể chắt nước cho bé uống 2 – 3 thìa một lần, ngày uống 3 lần. Nếu bé có thể ăn được lá hẹ, hiệu quả chữa cúm sẽ có kết quả tốt hơn. 

Cách khác bố mẹ có thể áp dụng là sử dụng lá hẹ với chanh tươi và nghệ. Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn, nghệ nướng chín cạo vỏ giã nát, chanh tươi thái lát mỏng. Đem tất cả nguyên liệu trên vào chén, hấp cách thủy 15-20 phút. Cho bé uống hỗn hợp trên sau ăn, say 5-7 ngày có thể khỏi hoàn toàn. 

– Bài thuốc 2: Sử dụng lá tía tô

Lá tía tô chữa cảm cúm

Tía tô là dược liệu rất tốt trong Đông y để chữa trị cảm cúm. Tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế, đây là vị thuốc có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, giảm nôn trớ rất tốt. Bố mẹ có thể nấu cháo nóng, cho thêm lá tía tô thái nhỏ để giải cảm rất tốt. 

– Bài thuốc 3: Sử dụng gừng 

Gừng có tác dụng rất tốt để giữ ấm cơ thể, giúp kích thích lưu thông máu, khám viêm, giảm sưng, giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm rất tốt. 

Gừng trị cảm cúm

Bố mẹ có thể cho bé tắm hoặc ngâm chân với nước gừng nóng, sẽ giúp bé bớt sổ mũi, ngủ ngon hơn. Một cách khác bố mẹ có thể áp dụng là lấy gừng giã nát, đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Nước gừng để nguội cho bé uống sau ăn khoảng 30 phút. Cách này bố mẹ bên cạnh sử dụng thuốc tây y rất tốt. 

Khi trẻ bị cảm cúm nên ăn gì? Các mẹ chớ bỏ qua

Khi trẻ bị cảm cúm nên ăn gì? Các mẹ chớ bỏ qua

Khi bị cảm cúm, cơ thể bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, ngủ không ngon…Chi tiết

4. Khi bé bị cảm cúm bố mẹ nên làm gì? 

Chăm sóc bé khi bị cảm cúm đúng cách tại là vừa giúp bé nhanh chóng phục hồi, vừa giúp bố mẹ không lo lắng áp lực như bé đi viện. 

Cho bé ăn uống nghỉ ngơi, đúng giờ 

Khi bé có những dấu hiệu cảm cúm, bố mẹ cần cho bé nghỉ ngơi, ăn ngủ đủ giấc, đúng giờ để tăng sức đề kháng cơ thể. Những ngày này bé thường quấy, bỏ ăn, chán ăn, bố mẹ không nên cố ép bé ăn, thay vì đó chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, cho bé ăn cháo hay các thức ăn dễ nuốt. Bên cạnh đó bổ sung thêm các hoa quả để tăng vitamin C, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

thuoc-cam-cum-cho-be
Bé bị cảm cúm bố mẹ nên làm gì

Cung cấp đầy đủ, giữ ấm cơ thể

Khi bị cảm cúm, bộ phận hô hấp bị tổn thương, bố mẹ cần đặc biệt giữ ấm cổ, lòng bàn chân bé. Ngoài ra cần cung cấp đủ nước, không để cơ thể bé bị mất nước. 

Đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám đầy đủ

Những triệu chứng của cảm cúm rất phổ biến, bố mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc mà chưa tìm rõ bệnh của bé. Thay vì đó, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế, để được bác sĩ thăm khám và kê thuốc đúng bệnh đúng liều cho bé. 

Cẩm nang sử dụng thuốc cảm cúm cho bé chắc chắn là cuốn sổ tay gối đầu giường, đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng bé. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên, bố mẹ sẽ biết cách nuôi dưỡng bé khoa học, mau lớn. 

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.